Cây Lá Móng – Cây Thuốc Mọi, Lá Móng Tay, Henna…


Cây Ngải Tiên – Hay còn có tên gọi khác là cây henna, cây lá móng tay, cây thuốc mọi, lá móng, chỉ giáp hoa, phượng tiên hoa… Cây thuộc họ Bằng Lăng – Lythraceae và có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Á, Bắc Mỹ. Cây hiện nay ngoài được trồng với mục đích trang trí, nó còn dùng để làm thuốc chữa bệnh và chế biến thuốc nhuộm thảo dược tự nhiên và rất được tin dùng trên thế giới.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây lá móng
Cây lá móng

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Lá Móng – Lá Móng Tay

Đặc điểm chung

Tên khoa học: Lawsonia inermis

Tên gọi khác:  cây henna, cây lá móng tay, cây thuốc mọi, chỉ giáp hoa, phượng tiên hoa, khau thiên (Tày), kok khau khao youak, khoa thiên (Lào)…

Họ: bằng lăng – Lythraceae

Nguồn gốc và phân bố: từ vùng Tây Nam Á, Bắc Mỹ và được trồng nhiều ở các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ, Bắc Phi…và nhiều vùng khác.

Ở Việt Nam, lá móng trồng rải rác quanh bờ rào, ở vườn nơi có nhiều ánh sáng, đất ẩm ở nhiều địa phương.

Đặc điểm hình thái

  • Thân: Cây có thân nhỏ (đường kính 3 cm), cao từ 3 – 4 m, da nhẵn (mọc hoang có gai ở đầu cành, không nhọn sắc).
  • Lá: Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá đơn, nhỏ, hình trứng bầu dục nhưng đầu, cuống hơi dẹp, lá dài từ 3–7 cm, rộng 2–4 cm.
  • Hoa: Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng, đỏ hay vàng, thơm. 
  • Quả & hạt: Quả mang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày, phía dưới xốp.
Quả cây lá móng
Quả cây lá móng

Đặc điểm sinh trưởng

  • Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống và sức tái sinh khỏe, ưa sáng và ưa ẩm…

Công dụng của cây Lá Móng – Cây thuốc mọi

Công dụng trang trí

  • Cây có sức sống khỏe, sức phát triển nhanh và phủ xanh rất tốt. Nhiều người sử dụng cây để làm hàng rào xanh hay trồng viền lối đi rất hiệu quả. Chúng đem đến cảm giác trong lành, mát mẻ cho không gian xung quanh.
Cây lá móng
Cây lá móng làm hàng rào

Công dụng trong y học chữa bệnh

  • Năm 1961 Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với Tụ cầu 209 p (lcm), Typhi (l,2cm), Flexneri (0,8cm), Shiga (l,2cm), Sonnei (0,5cm), Subtilis (0,8), trực trùng Coli gây bênh (0,5cm), Coli bethesda (0,4cm).
  • Nhờ tác dụng khác sinh mạnh cây lá móng còn dùng chữa hắc lào, bệnh da vàng, bệnh hủi, lở loét. Người ta cho rằng lá móng tay có tác dụng làm cho tóc và móng tay chóng mọc. Lá tươi giã nát trộn với dấm thanh dùng để chữa bệnh ngoài da. Tại một số nước, người ta dùng vỏ thân cây làm thuốc chữa bệnh gan, bệnh tuỷ sống lưng, chữa tê bại nhức mỏi. Có khi còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, có thể gây sẩy thai. Nhân dân Campuchia dùng cây lá móng để làm thuốc lợi niệu, chữa ho, viêm khí quản.
Bột lá móng
Bột lá móng

Công dụng làm thuốc nhuộm thảo dược tự nhiên

  • Chắc hẳn nhiều người từng nghe về công dụng nhuộm đen tóc tự nhiên của cây lá móng. Loại cây này cũng là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm nhuộm tóc thảo dược. 
  • Lá móng tươi có chữa các heterosid khi thủy phân tạo nên chất lawsone có mức hàm lượng khoảng 1% ( tính theo dược liệu khô). Chất này ở trạng thái kết tinh hình kim màu đỏ cam, tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng. Nhờ tính chất này nên cây lá móng được sử dụng rộng rãi phổ biến trên toàn thế giới như là một loại bột nhuộm tóc thảo dược tự nhiên. Ngày nay thì bột lá móng được tinh luyện dễ dàng sử dụng và bảo quản lâu hơn. Ứng dụng rộng rãi để nhuộm tóc, nhuộm vải, vẽ hình cơ thể(vẽ henna)…
Cây lá móng làm thuốc nhuộm tóc
Cây lá móng làm thuốc nhuộm tóc
Cây thuốc mọi
Cây lá mòng còn dùng để nhuộm hoặc vẽ trên da

Những lưu ý khi sử dụng cây Lá Móng – Henna

  • Không sắc uống lá móng tay, đặc biệt là phụ nữ đang muốn có thai. Bởi uống lá móng tay có nguy cơ bị sảy thai rất cao.
  • Chỉ nên dùng ngoài da, nếu muốn dùng để uống các bạn nên xin ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Cách trồng và chăm sóc cây Lá Móng – Cây Thuốc Mọi

Cách trồng

  • Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách reo hạt hoặc giâm cành.
  • Gieo hạt là cách trồng hiệu quả hơn cả. Nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 50 độ trong 1 – 2h trước khi gieo để thúc đẩy cây nảy mầm chất lượng hơn.
Cây lá móng giống
Cây lá móng giống

Cách chăm sóc cây Lá Móng – Henna

Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Về ánh sáng: cây ưa sáng và cần đủ sáng để phát triển. Thiếu ánh sáng, cây còi cọc, kém phát triển hơn.
  • Về nước tưới: Cây ưa ẩm, nên cần tưới nước thường xuyên. Mỗi ngày nên tưới 1 lần cho cây là vừa đủ.
  • Về đất trồng: Đất được sử dụng là loại đất giữ ẩm tốt, đất pha, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Cây thích hợp với đất cạnh bờ ao, rào…
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 20-28 độ C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm cao 65-75%.
  • Phân bón: Mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, các loại phân NPK hoặc phân hữu cơ, phân xanh…
  • Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh phá hoại. Chú ý bắt sâu hoặc phun thuốc diệt sâu cho cây khi phát hiện. Cần dọn cỏ và khai thoáng gốc cây giúp cây tránh một số bệnh như nấm, thối gốc, rễ…
  • Cắt tỉa: Cây lá móng tươi tốt nhất vào mùa xuân – hè; rụng lá vàng vào mùa đông nên thường cắt bớt cành khi trời lạnh để chồi ra nhiều hơn. Chu kỳ ra hoa quả hàng năm đều đặn, nhất là cây lá móng có khả năng tái sinh sản vô tính rất mạnh.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang