Cây Si Rô (siro) – Cây ăn quả mang lại may mắn


Cây si rô (siro) được biết đến như một cây ăn quả dùng để làm nước siro thường dùng. Ngoài ra, người ta còn trồng cây si rô trang trí để ngắm những chùm quả đỏ chín mọng của chúng để tăng tính sáng tạo và xả stress rất tốt. Cây còn giúp xua đi những xui xẻo, mang đến may mắn cho chủ nhân của nó.

Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về loài cây này nhé.

Quả si rô (siro)
Quả si rô (siro)

Xem thêm:

Đặc điểm của cây si rô (siro)

Tên khoa học là  Carissa carandas L

Thuộc họ: trúc đào

Nguồn gốc xuất xứ:  từ Indonesia, Ấn Độ.

  • Si rô là cây có thân thuộc loại thân gỗ nhỏ, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 2-4m. Cây phân nhiều cành nhánh, trên thân và cành có gai nhọn. Do thân siro nhỏ nên có thể leo dựa dạng cây hoa giấy.
  • Lá si rô (siro) có hình bầu dục, màu xanh đậm, hơi nhọn ở đầu. Khi vặt lá, lá sẽ chảy chất mủ trắng.
  • Hoa Siro có kích thước khá nhỏ, xinh và có màu trắng. Hoa thường mọc thành chùm, nở quanh năm.
  • Quả si rô có hình tròn, khi quả non màu trắng sau đó chuyển hồng, đỏ rồi chín đen. Si rô còn non rất chua, nên được dùng thay chanh làm gia vị. Quả chín có vị ngọt hơn dùng làm nhiều món ăn. Quả chứa 1-2 hạt.
  • Siro rất sai quả, từng chùm quả nổi bật trên nền lá xanh thẫm trông bắt mắt, đầy sức sống.
Hoa và quả siro
Hoa và quả của cây si rô

Công dụng của cây si rô (siro)

Công dụng về mặt trang trí

  • Với kích thước nhỏ, có thể trồng trong chậu, lại cho quả sai, đỏ bắt mắt, cây siro thường được người ta dùng để trang trí. Cây có thể dùng để trang trí nội ngoại thất đều phù hợp và mang lại đầy sức sống cho không gian.
  • Trồng cây si rô tại nhà hay công sở, công ty không chỉ tô điểm cho không gian, màu đỏ của quả còn mang đến may mắn, tài lộc. Người ta thường trồng những loại hoa cỏ nhỏ xinh dưới bồn cây tạo vẻ đẹp quây quần, ấm cúng.
Cây Siro bonsai rất đẹp mắt
Cây si rô bonsai rất đẹp mắt

Giúp giảm stress

  • Đặc trưng của quả si rô là đổi màu dần qua giai đoạn, khá thú vị. Việc ngắm nhìn cây siro, nhất là trong giai đoạn đổi màu của quả cũng là một cách thư giãn thú vị. Nó giúp giảm stress và tăng tinh thần làm việc khá tốt.
Cây si rô trồng ngoại thất
Cây si rô trồng ngoại thất

Công dụng làm thực phẩm

  • Quả của cây si rô còn được làm thành nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là nước si rô: dùng quả xanh hoặc chín bỏ cuống cho bớt mủ rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó chà nát để lấy dịch quả, lọc bỏ bã rồi đun với lửa nhỏ. Thêm đường với tỷ lệ 1 dịch quả + 2 đường, đun sôi 20-30 phút. Như thế chúng ta đã có món si rô thơm ngon, dùng dần.
  • Quả chín vừa làm món ăn chơi, vừa ngâm rượu, làm mứt, làm siro,…
Nước siro rất tốt cho sức khỏe
Nước siro rất tốt cho sức khỏe

Công dụng trong y học

  • Rễ cây si rô có vị đắng, Sắc rễ khô uống để trị sán lãi, sát trùng, thuốc kiện vị, bệnh scorbut…
  • Quả siro chứa nhiều vitamin C vừa làm mát vừa chữa bệnh mật, hoặc làm gia vị. 
  • Nước siro này vừa là món giải khát hấp dẫn vừa có tác dụng lợi sữa với các bà mẹ, lợi mật đối với những ai có bệnh.

Ý nghĩa cây Si rô (siro)

  • Cây siro với những chùm quả mọng đỏ xua đi những điều xui xẻo, mang đến may mắn, điềm lành, sức khỏe cho toàn thể gia đình.

Cách trồng và chăm sóc cây Si rô (siro)

Cách trồng cây cây si rô (siro)

  • Người ta nhân giống siro chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, chiết cành hoặc gieo hạt. Trong đó gieo hạt và chiết cành là chủ yếu.
Cây Siro giống
Cây Siro giống

Cách chăm sóc cây si rô

Cây si rô thuộc loại cây khỏe mạnh, không cầu kỳ chăm sóc, ít sâu bệnh. Tuy nhiên cần chú ý một số đặc điểm của cây để cây phát triển thuận lợi hơn. Cụ thể:

  • Về ánh sáng: cây si rô ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng lá và quả càng đậm màu, giàu sắc tố.
  • Về nước tưới: Lượng nước tưới vừa phải, tưới nhiều làm úng thối rễ. Chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô. Trung bình 3-4 ngày tưới khoảng 2 lít nước/ cây.
  • Về đất trồng: siro không kén đất nhưng phải tránh ngập úng. Nếu trồng chậu, muốn cây ra quả thì đường kính chậu tối thiểu 40 cm.
  • Nhiệt độ: siro ưa khí hậu mát mẻ, chịu nóng kém hơn lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cây là 15-28oC. Nóng quá cây sinh trưởng phát triển kém.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
  • Bón phân: cây ra quả liên tục nên cần nhiều dinh dưỡng, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân đa vi lượng : NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế…
  • Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh. Chủ yếu nấm lá và nấm trên thân, chú ý phun thuốc diệt nấm cho cây định kỳ.

Một số lưu ý về cây Siro (si rô)

  • Mủ quả hơi độc tuy nhiên quả có vị chua, không ăn được nhiều  nên không sợ ngộ độc.
  • Nên bứt cuống để quả chảy bớt mủ rồi mới ăn. Không nên ăn quá 10 quả mỗi lần.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang