Giới thiệu
Cây Thủy Trúc từ lâu được mọi người biết đến như một loài cây sống trong nước, làm sạch nước và dùng để tạo nét khi cắm những bó hoa xinh đẹp. Ngày nay, nó còn được sử dụng như một công cụ cực hữu dụng trong giới thiết kế sân vườn, hồ nước mini, tiểu cảnh… trong gia đình, trong các hàng quán, khu đô thị, biệt thự…
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây Thủy Trúc trong bài viết này nhé.

Xem thêm:
Đặc điểm của cây Thủy Trúc
Tên khoa học: Cyperus involucratus / Cyperus alternifolius
Cây thuộc họ Cói – Cyperaceae,
Nguồn gốc xuất xứ từ Madagasca – châu Phi.
Tên gọi khác: là cây Trúc Ngược, cây Lác Dù
- Thủy trúc có thân thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 40-70cm.
- Môi trường phát triển tốt nhất của cây là trong môi trường nước. Cây thường được trồng làm cây thủy sinh. Thân Trúc Ngược này có thân màu xanh đậm và bóng, tròn.
- Lá cây cũng có màu xanh như thân, nhưng ở gốc biến đổi thành các bẹ, các lá bắc trên đỉnh lớn, xếp vòng cong xòe, cong xuống phía dưới. Vẻ bề ngoài cây thủy trúc khá giống với cây cau tí hon.
- Hoa thủy trúc thường mọc thành cụm, ở phía ngọn. Hoa khi còn non có màu trắng, về già chuyển sang nâu.

Công dụng và ý nghĩa của cây thủy trúc
Công dụng
Thủy trúc có sức sống rất tốt, ít tốn công chăm sóc lại dễ tạo tiểu cảnh và kết hợp với nhiều loài cây khác nhau. Nó được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng để trang trí sân vườn, nhà cửa, hồ nước, chậu-bình trang trí thủy sinh rất bắt mắt.

Ngoài làm cảnh trang trí, thủy sinh, thủy trúc còn có công dụng lọc không khí và lọc nước cực kỳ tốt. Nó có khả năng làm nước trong và tạo cặn nước rất nhanh.

Với vóc dáng thanh mảnh, cùng vòng lá xếp duyên dáng như một bông hoa xinh, thủy trúc còn được sử dụng để cắm hoa nghệ thuật.

Ý nghĩa cây thủy trúc
Trong phong thủy,Thủy Trúc trồng trước và sau nhà có có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại sự tốt lành, thịnh vượng cho gia đình
Cách trồng và chăm sóc thủy trúc
Cách trồng
Người ta thường trồng cây bằng cách tách bụi là chủ yếu.
Cách chăm sóc cây thủy trúc
Cây có bộ rễ rất khỏe, sinh trưởng và phát triển nhanh, chịu hạn tốt, chăm sóc tốn ít công và không quá cầu kỳ. Để cây phát triển ổn định và thuận lợi, ta cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Ánh sáng: thủy trúc có thể phát triển và tồn tại được cả ánh sáng nhiều lại vừa chịu được bóng, tuy vậy, cây ưa thích nhất là ánh sáng vừa phải hay bán phần.
- Nhiệt độ: Cây chịu nhiệt độ chênh lệch cao. Chịu nóng, lạnh tốt.
- Cây thường thay lá, chú ý kịp thời cắt bỏ lá vàng để tránh làm rụng xuống nước gây đục nước và ô nhiễm nguồn nước, sinh bệnh cho cây.

- Nếu lá vàng hoặc thối rữa không phải sinh lý là vì nước ngập quá cao, làm ngập cả phần thân và chạm vào lá, nên chú ý lượng nước cân đối cho cây.
- Khi trồng thủy trúc trong bể nước hoặc bể cá thì không cần chăm sóc nhiều, nếu trồng bình thủy sinh chú ý 10-15 ngày vệ sinh bình, thay nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời cắt tỉa lá già, úa.
Ý kiến bạn đọc (0)