Cây Trắc Bách Diệp – Cây Trắc Bá, Bá Tử Nhân


Cây Trắc Bách Diệp – Hay còn có tên gọi khác là cây Trắc Bá, cây Bá Tử Nhân. Cây có nguồn gốc tại miền tây Trung Quốc và bắc Triều Tiên. Cây thường được sử dụng để trang trí bàn làm việc, văn phòng hay trồng trang trí nội thất khác như cửa sổ, các nơi cần tô điểm màu xanh giúp không gian thêm mát mẻ, tươi mới… Ngoài ra, cây còn còn nhiều công dụng trong y học chữa bệnh và mang ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc, giúp ngăn ngừa tà khí, vận xấu đến với chủ sở hữu.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây trắc bách diệp
Cây trắc bách diệp

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Trắc Bách Diệp – Cây Trắc Bá

Đặc điểm chung

Tên khoa học:  Platycladus orientalis (L.) Franco

Tên gọi khác:  Cây Trắc Bá, Bá Tử Nhân

Họ: Hoàng đàn – Cupressaceae.

Nguồn gốc: mọc tự nhiên ở miền tây Trung Quốc và bắc Triều Tiên. Cây trắc bách diệp thường mọc trên dốc, sườn đồi và vách đá. Cây trắc bách diệp được trồng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm hình thái

  • Thân: Cây thuộc dạng cây thân gỗ, sống lâu năm và có chiều cao từ 40cm đến 70cm nếu trồng ra vườn có thể lớn thành cây bụi cao hơn 5m. Thân cây lại phân cành thành nhiều lớp, vỏ thân cây thấy rõ các thớ và có màu nâu gỉ. Cây có hình dáng khác biệt so với nhiều giống cây khác do thân phân thành nhiều nhánh trên mặt thẳng đứng, tạo thành hình tháp tự nhiên.
  • Lá: Lá cây có màu xanh tươi, mọc đối ôm lấy thân, lá dẹp lạ mắt giống những chiếc vảy nhỏ xếp chồng chéo lên nhau. Phân lá và gỗ của cây có chứa tinh dầu rất thơm.
  • Hoa: Hoa của nó có màu xanh ngọc mọc thẳng đứng, bên trên có một hoa màu xám, hình nón, thuôn dài khoảng 2,5cm. Nón trắc bách diệp hóa gỗ khi già, mỗi nón có 6 – 8 vảy bắc bao phủ đi kèm với những hạt giống không có cánh.
  • Quả và Hạt: Hạt trắc bách diệp có màu nâu sẫm, hình trứng, không cạnh. Hạt có chất béo và 0,64% saponozit. Hạt của cây thường được thu hoạch vào mùa đông để nhân giống.
Lá cây trắc bách diệp
Lá trắc bách diệp
Quả cây trắc bá
Quả cây trắc bá

Ý nghĩa của cây Trắc Bách Diệp – Cây Trắc Bá

  • Trong phong thủy cây có khả năng trừ tà và điều khí trong ngôi nhà. Người ta nói rằng những ai có cây Trắc Bá thì sẽ có nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi, đẩy lùi được các loại tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào nhà. Chuyện tình duyên cũng được viên mãn, sức khỏe dồi dào.
Cây trắc bách diệp tự nhiên
Cây trắc bách diệp tự nhiên

Công dụng của cây Trắc Bách Diệp – Cây Trắc Bá

Công dụng trang trí

  • Cây thuộc loại cây bụi thấp lá màu xanh mạ rất đẹp, chịu được khắc nghiệt của thời tiết miền Bắc. Cây thích hợp trồng làm viền trước nhà, hàng rào, lối đi, viền hay ban công…
Cây trắc bách diệp bonsai
Cây trắc bách diệp bonsai
Cây trắc bách diệp để bàn
Cây trắc bá để bàn

Công dụng trong y học chữa bệnh

  • Cây còn được sử dụng để chữa một số loại bệnh: như xuất huyết, an thần chữa mất ngủ dưỡng tâm đan, chữa rụng tóc do viêm da tiết bã.
  • Trong đông ý, cây có công dụng chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, lỵ ra máu, tử cung xuất huyết, xích bạch đới chữa ho, sốt, lợi tiểu. Hoặc chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi, táo bón.

Công dụng về làm đẹp

  • Tinh dầu trắc bách diệp là một trong những loại tinh dầu được nhiều người biết đến với công dụng hữu ích trong làm đẹp, chăm sóc da cho chị em phụ nữ và sức khỏe.
Chậu cây trắc bá bonsai
Chậu cây trắc bá bonsai

Cách trồng và chăm sóc cây Trắc Bách Diệp – Cây Trắc Bá

Cách trồng

  • Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành và gieo hạt.
  • Chú ý trước khi trồng cây trong chậu có thể lót một lớp xỉ than dưới đáy chậu. Sau đó lót một lớp đất lên. Nhẹ nhàng gỡ cây ra khỏi bầu nhựa sao cho không được vỡ bầu. Đặt cây vào chậu sao cho gốc cây thấp hơn miệng chậu khoảng 4cm thêm đất cho cây rồi nén nhẹ xung quanh bầu cây.

Cách chăm sóc cây Trắc Bách Diệp – Cây Trắc Bá

Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, chịu khắc nghiệt ổn, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Về ánh sáng: cây ưu ánh sáng toàn phần chịu được hạn nhưng là khi cây đã lớn. Thiếu sáng cây sẽ sinh nấm và thối lá.
  • Về nước tưới: Cây chịu hạn tốt, chịu ngập úng kém. Tưới cho cây vừa đủ và chỉ khi mặt đất se khô. Chú ý tưới khoảng 2 lần / tuần là vừa đủ. Tưới cho cây vào buổi sáng sớm không nên tưới vào tối trừ khi cây quá khô.
  • Về đất trồng: Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và có độ thoát nước tốt.
  • Nhiệt độ: Cây ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 20-25 độ C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 60%.
  • Phân bón: cây có nhu cầu phân bón vừa phải khi trưởng thành. Lúc nhỏ thì cần bón nhiều hơn để cây phát triển tốt.
  • Sâu bệnh: Các bệnh thường gặp như thối lá do thiếu ánh sáng vì các là áp sát vào nhau nên khả năng lây lan khá nhanh. Khi cây bị đen một vài lá thì cần kiểm tra cắt bỏ cành bị đen, di chuyển cây sang khu vực có nhiều sáng và nắng.
  • Cắt tỉa: Chỉ cần tỉa lá vàng cho cây ngoài ra cây không cần cắt tỉa gì nhiều.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang