Cây Bồ Công Anh từ xưa đã được nhắc đến với rất nhiều công dụng như một vị thuốc chữa bệnh trong y học. Ngoài ra, hình ảnh hạt có cánh bay theo gió của loài hoa này đã đi vào khá nhiều tác phẩm văn học. Chúng khiến liên tưởng với những giấc mơ được mang theo rất xa, tới những miền đất mới, chân trời mới và sự tự do bất tận.
Trong bài viết này, chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về loài hoa Bồ Công Anh này nhé.
Xem thêm:
Đặc điểm về hoa Bồ Công Anh
Hoa Bồ Công Anh có tên khoa học là Lactuca indica.
Họ Cúc (Asteraceae)
Tên gọi khác như: phù công anh, rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày,…
Hoa bồ công anh là loài thân thảo, có chiều cao trung bình từ 50 – 300cm, thân mọc thẳng đứng, nhẵn, không có lông, thân thường không phân cành hoặc phân cành rất ít. Nhìn bề ngoài của 1 số loài Bồ Công Anh khá giống cây hoa Đồng Tiền.
Lá của cây này thường thuôn dài hoặc có hình mũi mác, mỏng, có kích thước khoảng 15 – 18cm (khá lớn), đầu lá thuôn nhọn, gân như không có cuống. Mép lá thường được chia thành nhiều thùy có răng cưa to, thô, mắt trên phiến lá có màu xanh lục, lá trên ngắn, không chia thùy, mặt dưới có màu xanh xám.
Bồ công anh là loài ưa ẩm, nó phát triển rất nhanh với điều kiện khí hậu mưa, và có độ ẩm cao. Ở nước ta, loài hoa Bồ Công Anh được thấy nhiều nhất tại các vùng núi phía bắc, cây cao, và nhiều hoa, sinh trưởng rất tốt. Thêm nữa, hoa Bồ Công Anh thường nở vào dịp lễ tết, nên được ưa chuộng dùng để trang trí trong nhà.
Hoa Bồ Công Anh thường mọc ở phía đỉnh ngọn của cây, hoa hình chùy, giống các loài hoa cúc hay hoa đồng tiền, cánh hoa nhỏ dần về phía nhụy. Cuống hoa Công Anh khá dài khoảng 8 – 26cm, tổng bao hình trụ, mỗi trụ hoa thường có từ 23 – 30 bông nhỏ (nhiều hơn khá nhiều so với hoa đồng tiền), màu vàng nhạt hoặc trắng sữa, mỗi bông có kích thước chừng 12 – 15mm.
Quả Bồ Công Anh hình elip, màu đen, nhẵn nhụi, có mỏ quả dài, xung quanh có mào lông màu trắng bao phủ dọc theo gân quả.
Ý nghĩa của hoa Bồ Công Anh
Tùy từng nền văn hóa, quan điểm hay độ tuổi khác nhau mà Bồ Công Anh mang ý nghĩa khác nhau.
Với thế hệ trẻ ngày nay, Bồ Công Anh có vai trò như vị thần tình yêu, tiên tri để đoán dựa theo những cánh hoa của nó.
Những cánh hoa (lông trắng) xung quanh hạt, theo gió bay đi xa còn mang ý nghĩa thắp lên hi vọng vào cuộc sống, sự tự do tự tại, phiêu du giữa đất trời. Ngoài ra nó cũng có trong rất nhiều các tác phẩm văn học, tượng trưng cho sự khao khát chinh phục vùng đất mới, khao khát vươn xa, và lan tỏa tới mọi người…
Với đặc tính nở, tàn vào những khung giờ nhất định, nên hoa bồ công anh còn được những người chăn cừu thời xưa xem như chiếc đồng hồ tự nhiên hữu ích giúp họ có thể xác định được giờ giấc.
Công dụng của cây hoa Bồ Công Anh
Công dụng trang trí
Bồ Công Anh nở đúng dịp tết nên thường được dùng để trang trí trong ngồi nhà (cửa sổ, bàn uống nước, trước hiên nhà…) để đón lộc và mang lại may mắn.
Công dụng trong y học
Ngoài công dụng để trang trí, từ xưa Bồ Công Anh còn được nhiều thầy lang, hay các nhà đông y sử dụng để điều trị bệnh rất hiệu quả:
Trong y học, lá của bồ canh thường được ăn sống hoặc trộn với các loại rau khác làm salad hoặc đem sấy khô sắc lấy nước uống, có công dụng như bài thuốc chữa được các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm dạ dày, khó tiêu,…
Ngoài ra, bồ công anh còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các vết thương ngoài da, mụn nhọt, giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Dùng làm quà tặng
Loài cây hoa mang nhiều ý nghĩa này cũng thường được người trẻ làm thành món quà trao tặng cho nhau với mong muốn bày tỏ tình cảm cũng như khích lệ, động viên nhau.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa Bồ Công Anh
Cách trồng Cây Bồ Công Anh
Cây có sức sinh trưởng rất tốt, kể cả trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng. Để trồng cây, chú ý đất tơi xốp, không cần giàu dinh dưỡng mà cần giữ độ ẩm tốt cho cây.
Người ta trồng cây bằng cách gieo hạt. Chú ý chọn hạt khỏe, chắc. Trước khi gieo hạt cần cắt tỉa hết lông bám trên hạt, tránh để gió cuốn bay đi.
Đất gieo hạt cần tơi xốp, ủ phân, trấu hoặc rơm khô và tưới nước đều đặn tuần khoảng 3 lần.
Cây ưa ẩm nhưng chịu úng kém, không nên quá lạm dụng việc tưới nước cho cây, chỉ nên tưới vừa đủ, đất phải thoát nước tốt.
Chăm sóc cho cây Bồ Công Anh
- Phòng trừ sâu bệnh cho cây:
Vì bón phân xung quanh bề mặt gốc, nên cỏ dại rất dễ phát triển vì vậy cân thường xuyên làm sạch cỏ dại, để ngăn ngừa các mầm mống sâu bệnh phát triển.
- Đối với các loại rầy, ốc sên thì bạn có thể sử dụng thiên địch hoặc bắt tay để loại bỏ, nếu bệnh nặng có thể phun thêm các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Ý kiến bạn đọc (0)