Cây dây nhện hay còn gọi là cỏ lan chi là loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Loại cây cảnh này dễ sống, dễ trồng, dễ chăm sóc, nhiều tác dụng tốt và quan trọng là nhìn cũng rất đẹp mắt. Hiện cây dây nhện thủy sinh là loại cây được rất nhiều người yêu thích để bàn làm việc hoặc để bàn trang trí trong phòng khách. Tuy nhiên, để có một cây dây nhện trồng thủy sinh thì không phải dễ nếu bạn không biết cách. Trong bài viết này, Khu Vườn Xanh sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây dây nhện thủy sinh và một vài lưu ý quan trọng để bạn có thể tự trồng tại nhà rất đơn giản.
- Cây dây nhện có độc không
- Cây dây nhện hợp mệnh gì
- Cây đại phú gia bị vàng lá
- Cách chăm sóc cây đại phú gia
- Cây đại phú gia ra hoa có tốt không
Cây cỏ nhện thủy sinh là gì
Cây cỏ nhện thủy sinh là loại cây cỏ nhện được trồng hoàn toàn không sử dụng đất. Rễ cây sẽ được nhúng vào trong nước và cây sẽ hút nước cùng các chất dinh dưỡng trong nước để phát triển. Cỏ lan chi thủy sinh thường được trồng trong các bình thủy tinh để từ bên ngoài có thể nhìn thấy bộ rễ của cây. Chính sự độc đáo này nên rất nhiều người yêu thích kiểu cây lan chi thủy sinh thay vì loại cây trồng đất truyền thống.
Cách trồng cây dây nhện thủy sinh
Để trồng cây dây nhện thủy sinh thì cũng có khá nhiều bài viết hướng dẫn và trên cơ bản thì bạn vẫn trồng như bình thường. Cách trồng cỏ lan chi thủy sinh bạn có thể trồng từ những nhánh con mọc ra từ nhánh hoặc trồng từ cây to đang trồng trong đất. Cách trồng như sau:
Cách trồng cỏ lan chi thủy sinh từ cây đang trồng trong đất
- Bước 1: Chọn cây lan chi còn xanh tốt, dáng đẹp
- Bước 2: Nhẹ nhàng nhấc cả cây và đất ra khỏi chậu
- Bước 3: Tách đất khỏi rễ cây và dùng vòi nước để làm sạch đất bẩn bám trên rễ
- Bước 4: Cho cây lan chi vào bình thủy sinh và đổ nước vào. Đảm bảo nước đổ vào chỉ ngập tối đa 50% rễ. Nước ngập rễ sẽ khiến cây bị ngộp, úng rễ và chết. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào trong nước để cây có dinh dưỡng phát triển.
Cách trồng cây cỏ nhện thủy sinh từ cây con mọc ra từ nhánh
- Bước 1: Dùng một chén nước sau đó nhúng nhánh cỏ lan chi vào trong. Lưu ý là không ngắt nhánh đó ra khỏi cây mẹ. Nhánh cây này là cây nhỏ mọc vươn ra từ cây mẹ không phải cây con mọc ra từ gốc.
- Bước 2: Đợi khoảng 2 – 3 tuần đến khi nhánh cây này thích nghi với môi trường nước thì rễ cây sẽ phát triển dài ra.
- Bước 3: Cắt nhánh cây này khỏi cây mẹ và cho vào bình thủy sinh để trồng. Khi trồng cần lưu ý không để rễ cây bị ngập nước hoàn toàn mà chỉ để tối đa 50% rễ cây bên dưới nước. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào bình để cây có chất dinh dưỡng phát triển.
Với cách trồng từ cây đang sống trong đất thì tỉ lệ sống của cây thường không cao. Nguyên nhân do cây đang quen với môi trường đất mà chuyển ngay sang môi trường thủy sinh thì cây khó thích ứng. Còn cách trồng từ cây nhánh mọc ra từ cây mẹ thì tỉ lệ sống rất cao do cây con ngay từ đầu đã có thời gian quen với môi trường thủy sinh. Đây là lý do mà nhiều bạn làm theo hướng dẫn nhưng vẫn thất bại.
Một lưu ý nhỏ nếu các bạn muốn trồng cây thủy sinh từ cây đang trồng trong đất đó là hãy để cây có thời gian quen dần với môi trường thủy sinh. Bạn có thể cho cây ra một chậu có đáy thủng để rễ có thể vươn ra ngoài. Khi rễ mọc vươn ra ngoài bạn cho chậu cây đó vào một chậu nước và kê cao lên sao cho phần rễ vươn ra ngoài nhúng xuống nước (phần đất không nhúng xuống nước trong chậu). Bạn cứ trồng như vậy trong khoảng vài tuần đến 1 tháng cho cây có nhiều rễ phát triển trong nước thì cây sẽ quen dần với môi trường thủy sinh. Sau 1 tháng bạn bỏ hết phần đất và trồng thủy sinh như bình thường thì tỉ lệ sống sẽ rất cao.
Như vậy, với cách trồng cây dây nhện thủy sinh vừa nêu trên, bạn chỉ cần lưu ý một chút và kiên nhẫn thì sẽ có một chậu cây thủy sinh rất đẹp. Còn nếu bạn muốn nhanh thì hãy tới tiệm cây cảnh để mua một chậu cây lan chi thủy sinh là nhanh nhất. Chúc các bạn thành công!
Ý kiến bạn đọc (0)