Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ : Hiện nay cây Lưỡi Hổ là một trong những loại cây được yêu thích và phổ biến, nhất là trong khối văn phòng làm việc, cũng như các hàng quán, gia đình hiện đại. Cách trồng và nhân giống cây Lưỡi Hổ cũng khá đơn giản. Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu nhé.
Cây Lưỡi Hổ là loại cây ưa thích vì khả năng thanh lọc không khí tốt. Cây có thể hấp thu được 107 loại khí độc đặc biệt là một số độc tố gây ung thư. Đây cũng là một loại cây để bàn được nhiều người yêu thích vì có khả năng hấp thụ bức xạ máy tính.

- Cách trồng và nhân giống cây Lưỡi Hổ
Chọn đất trồng cho cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ khá dễ trồng và chăm sóc, có lá mọng nước nên khả năng chịu khô hạn tốt. Cũng một phần vì thế nên cây được ưu chuộng hơn trong thời kì phát triển quý trọng thời gian như hiện nay. Cây phù hợp được với nhiều loại đất trồng. Khi chọn đất trồng Lưỡi Hổ chỉ cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
Lưỡi Hổ cũng có thể sống và sinh trưởng tốt nếu như trồng thủy sinh.

Trồng và nhân giống
Để nhân giống cây Lưỡi Hổ có 2 cách tách bụi và giâm cành.
Tách Bụi: Lưỡi Hổ là cây sinh sôi và nảy nở khá nhanh. Cây rất dễ đẻ ra nhánh mới, cây con. Đợi cây con lớn khoảng 2 tuần – 1 tháng bạn có thể tách chúng ra thành một cây mới riêng lẻ. Phương pháp này có kết quả thành công cao nhưng số lượng lại không nhiều chỉ phù hợp trồng tại gia đình.
Giâm cành: Với phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và phải khá tỉ mỉ trong quá trình làm. Đầu tiên, cần lựa chọn một cây Lưỡi Hổ sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Chọn một chiếc lá non to khỏe, màu sắc đẹp, cắt ngang sát gốc. Lưu ý không chọn lá già cũng không chọn lá quá non.
Các bạn cát thành từng khúc dài khoảng 5 cm và để một thời gian cho những lát cắt này héo mặt, khô. Sau đó, chôn khoảng 1/2 độ sâu của đất, lưu ý không chôn lá quá sâu. Đặt chậu ở nơi có nắng, không tưới quá nhiều nước và chờ lá ra rễ. Việc giâm lá nên thực hiện từ mua Xuân đến cuối mùa Hè.
2. Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ
Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng và ra hoa (nếu có) đầy đủ.
Ánh sáng: lưỡi hổ khá nổi tiếng khi sống được với ánh sáng trực tiếp lẫn điều kiện ánh sáng yếu, vậy nên điều kiện sáng vừa đủ kèm một tí bóng râm thì trên cả tuyệt vời.
Nước: cực kỳ cẩn thận khi tưới nước nhé, cố gắng để đất không quá ướt, tưới nhiều nước có thể làm hư hại bộ rễ. Cây có thể sống hàng tuần mà không cần nước nên chỉ cần tưới vừa đủ trên bề mặt đất thôi, thường 2-3 tuần hãy tưới một lần, chờ đất ráo nước rồi hãy tưới, không cần vội. Khi tưới cũng chỉ tưới phần đất xung quanh, không tưới thẳng nước vào lá hoặc toàn thân cây.
Nhiệt độ: dù chịu nóng giỏi, nhưng cây sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ 15-27 độ C, cũng cần chú ý nếu cây bị vàng lá (do lạnh) thì chuyển sang khu vực ấm hơn. Nói cách khác, lá chính là phong vũ biểu cho thấy tình trạng nước, quá nhiều nước cây sẽ rũ xuống, thiếu nước thì lá nhăn, trông héo úa.
Phân bón: có thể sử dụng các loại phân thông thường để bón cho cây lưỡi hổ.
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc (0)