Cây Bao Báp


Cây Bao Báp – Loài cây có nguồn gốc từ Châu Phi và cũng là loại cây quốc gia của Madagascar. Cây thuộc loại quý hiếm, nổi tiếng và nhiều công dụng, được xem là độc nhất vô nhị trên thế giới. Thân lá của chúng ngoài làm đồ ăn chứa nhiều dinh dưỡng còn dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong thân cây thường chứa lượng nước cực lớn, điều này được những thổ dân Châu Phi tận dụng triệt để từ nhiều năm nay.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây bao báp cổ thụ thân rất to
Cây bao báp cổ thụ thân rất to

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Bao Báp

Đặc điểm chung

  • Tên khoa học: Adansonia
  • Tên gọi khác: …
  • Họ: Gạo (Bombacaceae)
  • Nguồn gốc: Từ Châu Phi.
  • Phân bố: Cây chủ yếu được trồng ở châu Phi và một số nơi trên thế giới như Australia, Nigeria, Pháp. Ở Việt Nam, cây bao báp đầu tiên xuất hiện tại Hà Tiên (Kiên Giang) cách đây hơn 100 năm. Sau đó, tiếp tục được trồng tại Huế do kĩ sư nông nghiệp mang về từ Pháp từ năm 1950. Ngày nay, cây bao báp được trồng ở một số tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn.
  • Các loài chính:
  • Cây bao báp 8 loài chính được phân bố chính ở 3 nơi: 6 loại ở Madagascar, 1 loài ở thảo nguyên Đông Phi và 1 loại Australia. Cụ thể:
  • Adansonia digitata – Bao báp châu Phi (khu vực đông bắc, trung và miền nam châu Phi)
  • Adansonia grandidieri – Bao báp Grandidier (Madagascar)
  • Adansonia perrieri – Bao báp Perrier (Madagascar)
  • Adansonia gregorii (đồng nghĩa A. gibbosa) – Bao báp Australia (tây bắc Australia)
  • Adansonia madagascariensis – Bao báp Madagasca (Madagascar)
  • Adansonia za – Bao báp Za (Madagascar)
  • Adansonia rubrostipa (đồng nghĩa A. fony) – Bao báp Fony (Madagascar)
  • Adansonia suarezensis – Bao báp Suarez (Madagascar)
  • Tên gọi Adansonia được đặt để thể hiện lòng kính trọng đối với Michel Adanson, một nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp, do ông là người đã miêu tả Adansonia digitata.
Cây Bao Báp có nhiều loại, chủ yếu ở Châu Phi
Bao Báp có nhiều loại, chủ yếu ở Châu Phi

Đặc điểm hình thái

  • Cây thuộc loài thân gỗ có chiều cao khoảng 5-25 mét (ngoại lệ tới 30 mét), đường kính gốc cây 7-11 mét (hay chu vi gốc cây là 22-35 mét, ngoại lệ có cây lên tới 50 m). Thân cây chứa nhiều nước, phình to. Lượng nước lưu trữ bên trong thân cây to có thể đến 120.000 lít nước. Chính vì thế nên nó có thể tồn tại trong các điều kiện khô cằn cao cụ thể trong từng khu vực. Tất cả chúng đều có thể có mặt trong các khu vực khô hạn theo mùa.
  • Thân cây nhẵn và sáng bóng, hoàn toàn không giống vỏ cây khác, và nó có màu xám hồng hoặc đôi khi có màu đồng. Khi trơ trụi lá, những nhánh lan rộng của Baobab trông giống như rễ cây bám vào không trung, giống như nó được trồng lộn ngược. Còn vào mùa mưa lá cây nảy đầy chi chít vòm cây rợp bóng và cong như chiếc mũ nấm, còn cái thân thì nở căng tròn. Đây cũng là thời điểm cây trổ hoa, hàng nghìn bông hoa có cuống dài từ trên cao buông xuống làm thành một tấm mành đung đưa phủ kín thân cây.
  • Cây rụng lá theo mùa, chúng rụng lá trong mùa khô. Một số cây được coi là đã sống hàng ngàn năm, tuy nhiên do gỗ của chúng không sinh ra các vòng tăng trưởng hàng năm nên không thể kiểm chứng điều này và chỉ có một số ít các nhà thực vật học tin vào điều này.
Cây bao báp khi rụng lá
Cây bao báp khi rụng lá
  • Cây bao báp có ít lá. Lá của chúng dài khoảng 15 cm và có dáng như bàn tay con người, những đường gân lá không đối xứng nhau. 5 – 7 chiếc lá nhỏ đính tại một điểm của cuống lá chính, giống như những ngón tay nên được gọi là lá hình ngón. Lá cây bao báp thường rụng vào đầu mùa khô khiến cây chỉ còn lại những cành trơ trụi.
  • Đến cuối mùa khô, những chiếc lá mới bắt đầu xuất hiện, những cành cây non cũng dần phát triển và cây bắt đầu trổ hoa. Hoa bao báp khá lớn với cuống có thể dài đến 1m. Hoa bắt đầu nở vào cuối buổi chiều, rạng rỡ nhất về đêm và bắt đầu héo rũ vào ngày hôm sau khi ánh nắng xuất hiện. Dù chỉ nở trong 12 giờ ngắn ngủi nhưng hương hoa thơm ngát vẫn kịp lan tỏa khắp nơi.
  • Khi hoa đã được thụ phấn, các cánh hoa sẽ dần rơi rụng và trái bắt đầu phát triển. Trái bao báp có rất nhiều hạt bên trong, thường được gọi là “bánh mì dành cho khỉ” và có nhiều nước. Trái bao báp dài khoảng từ 20 – 40 cm và rộng 15 cm. bên trong chứa bột như bột sắn, có vị hơi chua, rất bổ dưỡng và có chứa nhiều vitamin C hơn cam và nhiều canxi hơn sữa bò.
Hoa Bao Báp
Hoa Bao Báp
Quả Bao Báp
Quả Bao Báp
  • Một cây Baobab cũ có thể tạo ra hệ sinh thái của riêng nó, vì nó hỗ trợ cuộc sống của vô số sinh vật, từ những động vật có vú lớn nhất đến hàng ngàn sinh vật nhỏ bé đang lao vào và ra khỏi các kẽ hở. Chim làm tổ trong cành của nó; khỉ đầu chó ăn trái cây và dơi ăn trái cây uống mật hoa và thụ phấn cho hoa.

Ý nghĩa của cây Bao Báp

  • Với sức sống mãnh liệt, thân to và chứa nhiều nước, mỗi cây như một hệ sinh thái cho những loài vật xung quanh. Cây Bao Báp như biểu tượng của sự che chở, yêu thương của người mẹ dành cho các con.

Truyền thuyết cây Bao Báp

  • Truyền thuyết khác lại kể rằng, trước đây bao báp được tạo ra với hình dáng vô cùng xinh đẹp, có hoa và lá xanh tươi. Do quá tự hào về vẻ đẹp của mình, chúng đi khoe khoang với rất nhiều loài cây khác. Để kiềm chế điều này, Chúa quyết định lộn ngược chúng xuống nhằm che giấu đi phần nào vẻ đẹp của cây.

Công dụng của cây Bao Báp

Công dụng trang trí

  • Cây với sức sống khỏe, tốn ít công chăm sóc lại cho nhiều giá trị về dinh dưỡng, hình dạng lạ mắt, độc đáo. Bao báp được người dân Châu Phi trồng và nhân giống nhiều để trang trí cảnh quan đường phố, lối đi rất đẹp mắt và hoành tráng…
Bao Báp trang trí đường phố
Bao Báp trang trí đường phố

Công dụng làm thực phẩm

  • Trái cây của bao báp là món ăn ưa thích của người dân bản địa, vì chúng cung cấp nhiều vitamin, lớp vỏ mềm màu vàng chanh. Quả bao báp chứa một thứ bột khô có hàm lượng vitamin C còn lớn hơn ở cam, nhiều canxi hơn sữa, nhiều kali hơn chuối, có lượng magie nhiều hơn rau chân vịt, và chứa nhiều sắt hơn cả thịt đỏ. Lá cây dùng để nấu súp, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi.

Công dụng chữa bệnh trong y học

  • Lá bao báp có chức năng chữa trị được bệnh thận và bàng quang, hen, mệt mỏi, tiêu chảy, côn trùng đốt và chống dị ứng. Lá và hoa được pha chế để trị bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và viêm nhiễm mắt.
  • Bột hạt được dùng chữa răng và lợi. Thịt quả, hạt và vỏ cây được xem là thuốc giải độc do nhiễm độc cây sừng trâu. Nhựa từ vỏ cây được dùng chữa những chỗ tẩy rửa, hoặc sử dụng như thuốc long đờm và làm chảy mồ hôi. Vỏ cây trị được chứng sốt cao, run rẩy. Nước sắc từ rễ trị được chứng bất lực mệt mỏi, loạn huyết, cảm lạnh, sốt và cúm. Hạt trị được các bệnh dạ dày, thận và khớp.
Quả Bao Báp khô
Quả Bao Báp khô

Công dụng khác

  • Phần vỏ của gốc thân non và của rễ có thể được dùng để khai thác một thứ sợi dùng làm dây thừng, đai da yên ngựa, dây buộc những chuỗi dụng cụ âm nhạc.
Bao báp cổ thụ
Bao báp cổ thụ

Cách trồng và chăm sóc cây Bao Báp

Cách trồng cây Bao Báp

  • Phương pháp nhân giống: Gieo hạt, cấy mô.
  • Hạt bao báp sau khi tách ra khỏi quả được cấy lên môi trường giàu dinh dưỡng và phối hợp với nhiều chất khác nhau để tăng khả năng nảy mầm. Hạt nuôi cấy một thời gian ra chồi, tạo rễ hoàn chỉnh và được chuyển ra trồng ngoài điều kiện tự nhiên nhưng tránh ánh sáng trực tiếp và phun sương tưới nước hai lần mỗi ngày.
  • Sau ba tuần sinh sống ngoài tự nhiên, tỷ lệ cây nhân giống sống lên đến hơn 93% và đã hoàn toàn thích nghi được với điều kiện bên ngoài để phát triển.
Bao báp nhân giống bằng hạt và cấy mô
Bao báp nhân giống bằng hạt và cấy mô

Cách chăm sóc cây Bao Báp

Cây có sức sống khỏe, mãnh liệt, sinh trưởng vừa phải và có thể tồn tại trong khí hậu khắc nghiệt nên không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

  • Về ánh sáng: Cây ưa sáng toàn phần, nên trồng cây nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển thuận lợi nhất.
  • Về nước tưới: Cây thân gỗ chứa nhiều nước trong thân nên nhu cầu về nước tưới không cao. Chú ý tưới nước đều khi cây còn nhỏ, sau đó giảm dần và có thể dừng tưới khi trưởng thành.
  • Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất trên đất có nhiễu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt.
  • Nhiệt độ: Cây chịu được khí hậu khắc nghiệt tốt. Nhiệt độ ưa thích của nó là 17-30 độ C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình từ 50-60%.
  • Phân bón: Nên bón phân cho cây mỗi đợt cây chuẩn bị ra hoa, kết quả và lúc phát triển để kích thích cho cây đâm chồi nhanh. Chú ý bón theo chu kỳ 2-3 tháng/ 1 lần bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ đều được.
  • Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, chủ yếu là sâu đục thân và cuốn lá. Dùng thuốc phun lá và quét vôi, dọn cỏ quanh gốc cây.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang