Cây Bình Vôi – Hay còn có tên gọi khác là cây Củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên… Cây thuộc họ menispermaceae – Tiết Dê và có nguồn gốc từ miền đông và miền nam của Châu Á, cụ thể nó có nguồn gốc ở Australasia, New Zealand. Cây vốn nổi tiếng với nhiều công dụng trong y học chữa nhiều bệnh rất tốt, ngoài ra, với hình dáng độc đáo, đẹp mắt và sức sống tuyệt vời, cây cũng là một trong những loài cây cảnh được yêu thích.
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.
Xem thêm:
- Cây Lan Cẩm Cù – Lan Sao, Lan Cầu Lông, Lan Châu, Lan Anh Đào
- Cây hoa sen lục bình – cây ngô đồng, ngô đồng cảnh
- Cây Bình An – Mang đến bình an, may mắn…
- Cây thanh tâm – cho tâm hồn bình lặng
- Cây Trầu Bà Lục Lăng – Trầu Bà Leo Cột
Đặc điểm của cây Bình Vôi – Cây Củ Một
Đặc điểm chung
Tên khoa học: stephania glabra miers
Tên gọi khác: cây Củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên.
Họ: menispermaceae – Tiết Dê
Nguồn gốc: từ miền đông và miền nam của Châu Á, cụ thể nó có nguồn gốc ở Australasia, New Zealand
Tại Việt Nam cây được trồng nhiều nhất ở Ninh Bình và các khu vực vùng núi đá vôi như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình và Ninh Bình.
Có 3 loại củ bình vôi: đỏ, trắng và tím. Nhưng hiện nay, người ta trồng củ bình vôi tím nhiều hơn vì dược tính của nó cao hơn.
Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây có thân thuộc loại cây dây leo, thường xanh, dài đến 6m. Thân nhẵn hơi xoắn vặn.
- Lá: Lá có cuống dài đính vào trong khoảng 1/3 của phiến. Lá cây mọc so le theo phần dây leo, hình lá như trái tim có cuống lá dài khoảng 2,5 – 4 cm. Các phiến lá màu xanh lục cả ở 2 mặt lá và dày, đầu thuôn nhọn có những lá hình gần giống như hình tròn.
- Hoa: Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá hoặc ở những cành già lá đã rụng. Loài cây này có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái, nếu là hoa đực thì chúng sẽ có 5-6 lá đầu, 3-4 cánh hoa và thường có 4 nhị hoa. Đối với hoa cái thì chúng chỉ có 1 lá đài, hoa sẽ gồm 2 cánh và phần cuống tán ngắn hơn hoa đực rất nhiều.
- Quả và Hạt: Quả hạch hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ tươi khi chín. Hạt cứng hình móng ngựa.
- Rễ và củ: Phần củ của cây phát triển sẽ phình to như một chiếc bình vôi. Có lẽ vì thế mà loài cây này có tên là cây bình vôi. Đây chính là điểm khác biệt và là điểm nhấn cho loài cây này. Củ của nó có vỏ ngoài màu đen, khi cạo bỏ vỏ ngoài thì trong có màu xám. Củ có khi nặng tới 20-30kg.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, ưa sáng, sức sống khỏe, bền bỉ, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu ấm áp và mát mẻ.
Ý nghĩa của cây Bình Vôi – Củ Mối Trôn
- Cũng bởi hình dáng đặc trưng có ý nghĩa hội tụ tinh hoa, mang lại nguồn sinh khí và thịnh vượng.
Công dụng của cây Bình Vôi – Củ Ngải Tượng
Công dụng trang trí
- Cây có hình dáng đặc biệt và lạ mắt, lại có thể tạo giàn leo cho không gian thoáng mát. Nhiều người sử dụng chúng để trồng chậu trang trí nội, ngoại thất rất bắt mắt… Cây có thể trồng làm giàn trang trí sân vườn, ban công, tiểu cảnh, cây cũng có thể trồng trong chậu trang trí nội thất như cửa sổ, bàn làm việc…
Công dụng trong y học chữa bệnh
- Theo Đông Y, bình vôi là dược liệu có vị đắng, tính lương quy vào hai kinh can tỳ của cơ thể. Do đó, chúng có công năng an thần, tuyên phế nên được sử dụng làm thuốc an thần, chữa bệnh ho nhiều đờm, khó thở và hạ huyết áp. Ngoài ra, có rất nhiều bài thuốc phối hợp bình vôi với các vị thuốc khác để điều trị lao phổi, sốt rét, mụn nhọt và ngứa lở ngoài da.
- Trong y học hiện đại, người ta đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện bình vôi có chứa rất nhiều hoạt chất khác nhau như L- tetrahydro palmatin, roemerin và cepharanthin.
Lưu ý khi sử dụng cây Bình Vôi – Củ Một
Mỗi loại dược liệu đều có những tác dụng phụ khác nhau. Do đó, để hạn chế dược các tác dụng phụ không mong muốn, khi sử dụng cây bình vôi mọi người cần lưu ý những điều sau :
- Việc sử dụng các bài thuốc có cây bình vôi để điều trị, hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác nhau cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Những người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với loại cây này tuyệt đối không nên sử dụng dưới bất kỳ chế phẩm nào.
- Trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng cây bình vôi.
- Phụ nữ có thai, người cho con bú không nên sử dụng dược liệu này.
- Khi sử dụng cây bình vôi, mọi người cần dùng đúng liều lượng mà bác sỹ, lương y quy định. Bởi nếu sử dụng quá liều rất dễ gây tình trạng ngộ độc, gây tê liệt thần kinh.
Cách trồng và chăm sóc cây Bình Vôi – Tử Nhiên
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng củ, dây hoặc gieo hạt.
- Cây dễ sống đến mức, củ của nó đem về chỉ cần bỏ lay lắt ngoài vườn cũng bén rễ và phát triển thành cây.
- Khi quả bắt đầu chín thì thực hiện thu hái, sau đó, hong trong râm nơi khô ráo, thoáng mát. Xát nhẹ tách vỏ, loại bỏ tạp vật rồi đem gieo ngay.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân khi có mưa phùn hoặc đầu mùa mưa hoặc vụ thu.
Cách chăm sóc cây Bình Vôi – Tử Nhiên
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa ánh sáng nhẹ, vừa phải, và cần có ánh sáng để phát triển. Nhưng lưu ý vào những ngày nắng, nóng gắt cần che nắng cho cây. Tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt. Nếu trồng cây trong nhà cần đặt nơi có ánh sáng nhẹ hoặc thường xuyên tắm nắng cho cây.
- Về nước tưới: Cây có nhu cầu nước tưới trung bình. Chú ý cần tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Tuần nên tưới cho cây 3-4 lần là vừa đủ.
- Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và có độ thoát nước tốt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18-25 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình- cao 65-70%.
- Phân bón: Mỗi 2 tháng nên bón phân cho cây 1 lần, các loại phân hữu cơ, NPK
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh. Cần chú ý chăm sóc đầy đủ cho cây và tỉa những lá vàng úa, xới đất, nhặt cỏ quanh gốc.
- Cắt tỉa: Cắt tỉa cành tăm, lá úa, vàng, cành sâu bệnh… tạo dáng cho cây và giúp cây phát triển tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc (0)