Cây bồ đề – Cây Giác Ngộ


Cây Bồ Đề – Hay còn gọi là Cây Giác Ngộ, Cây Đề hay Lâm Vồ thuộc họ dâu tằm. Loài cây này gắn liền với sự linh thiêng trong đạo phật. Các tín đồ đạo Phật coi bồ đề là cây nhà Phật. Nghe truyền rằng, Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã tu thành chính quả ở dưới gốc cây bồ đề. Và chính vì vậy, cây được trồng nhiều tại các đình chùa ngày nay. Cây cũng được người ta dùng để làm cây trang trí vì sức sống rất khỏe và dẻo dai. Cây có dáng, thế cổ thụ, được giới bonsai yêu thích tạo nên nhiều kiệt tác nghệ thuật.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây bồ đề
Cây bồ đề

Xem thêm:

Đặc điểm của cây bồ đề – Cây Lâm Vồ

Đặc điểm chung

Tên khoa học: Ficus religiosa hay Ficus rumphii

Tên gọi khác: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây Bo, hoặc Pipul,…

Họ:  Dâu tằm Moraceae

Nguồn gốc: từ Nepan, Ấn độ, Tây nam trung hoa, Đông dương và Việt nam..

Đặc điểm hình thái

  • Cây Đề là cây thân gỗ có kích thước lớn, cây có chiều cao trung bình từ 15-25m, có thể cao đến 30m nếu được chăm sóc tốt. Cây là loại cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống. Lá thường rụng vào mùa thu, tuy nhiên trên cây vẫn có những chiếc là còn xanh gối đầu nên không hề bị trơ trọi.
  • Thân cây nhẵn, thuộc loại gỗ mềm, thớ mịn đều, nhẹ, dễ chẻ, vỏ cây có màu xám nhạt có thể bóc ra thành từng mảng, có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều, cong xuống tạo thành tán lá rộng, rậm.
  • Lá cây có hình thoi, tam giác hay hình trái tim, có đuôi ở chóp lá. Khi còn non lá có màu đỏ hồng, lúc trưởng thành thì chuyển sang màu xanh lục điểm tía. Phiến lá mỏng và giòn có đến 8 đôi gân, cuống lá mảnh, các lá tạo thành tán lá rậm.
  • Nhựa của cây có màu trắng đục và có mùi thơm.
  • Hoa Lâm Vồ thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa có dạng sung trên thân. Là hoa đơn tính, nhỏ, có hình cầu, màu đỏ nổi bật. Hoa thường nở vào tháng 2 hàng năm đến cuối tháng 4, lúc này, khi hoa tàn sẽ bắt đầu tạo quả.
  • Quả bồ đề hình cầu, có kích thước khoảng 1 – 1,5cm, hầu như không có cuống và thường mọc thành chùm giống hoa. Quả còn non sẽ có màu xanh lục và chín sẽ chuyển dần sang màu tím.
Cành, quả cây bồ đề
Cành, quả cây bồ đề

Ý nghĩa phong thủy của Cây Bồ Đề – Cây Giác Ngộ

  • Đối với những người xuất gia, cây Bồ đề có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và sâu sắc, quan niệm này xuất phát từ Ấn Độ giáo, Kì na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã ngồi thiền định dưới một gốc cây Bồ đề và đạt giác ngộ, trở thành Phật.
  • Qua đó, cây có tên Bồ Đề, bởi Bồ Đề có ý nghĩa là giác ngộ.
  • Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho sự vững chắc và sinh tồn của Phật giáo.
Cây tượng trưng cho tâm linh thiêng liêng đạo phật
Cây tượng trưng cho tâm linh thiêng liêng đạo phật

Công dụng của Cây Bồ Đề – Cây Đề

Công dụng trang trí

  • Cây có dáng đẹp, cao to thường được trồng ở công viên, trên vỉa hè, khuôn viên công sở, được trồng làm bóng mát ở đình chùa, sân vườn hay tạo cảnh đẹp cho các quán cà phê, nhà hàng sân vườn, tạo cho môi trường xanh.
Cây được trồng nhiều tại đình chùa, những nơi tôn nghiêm
Cây được trồng nhiều tại đình chùa, những nơi tôn nghiêm

 

Công dụng trong y học chữa bệnh

  • Hoa của cây Bồ đề được sử dụng làm thuốc, giảm sốt và ra mồ hôi
  • Nhựa của cây Bồ đề có mùi thơm dễ chịu, có thể dụng trong công nghiệp nước hoa, hoặc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn, tiểu đường…

Công dụng thanh lọc không khí, cải tạo môi trường

  • Ngoài vẻ đẹp mà cây mang lại, cây còn giúp giảm bụi bẩn, cây thường hút khí CO2 và nhả ra khí O2 giúp cải thiện môi trường, giảm tiếng ồn, giúp cho không gian trở nên trong lành hơn.

Công dụng trong nghệ thuật

  • Các nghệ nhân sử dụng cây bồ đề cấy ghép trên những tán đá, hòn non  bộ nhìn rất đẹp, hoặc trồng tạo dáng bonsai.
Cây bồ đề bonsai
Cây bồ đề bonsai

Công dụng khác

  • Nước ép từ quả của cây giúp kháng khuẩn tụ cầu, khuẩn E coli, chống giun sán, chống oxy hóa tốt…Bên cạnh đó gỗ của cây có thể được dùng để sản xuất ra giấy, làm diêm, làm tăm hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ….

Cách trồng và chăm sóc Cây Bồ Đề – Cây giác ngộ

Cách trồng Cây Bồ Đề – Cây giác ngộ

  • Phương pháp nhân giống: có 2 cách khác nhau để trồng được loài hoa này đó là gieo hạt, giâm, chiết cành.
  • Giâm cành:chỉ cần chú ý giâm những cành không quá già cũng không quá non, nếu là cành bồ đề đã ra hoa rồi càng tốt. 
  • Nhân giống bằng hạt: chọn những hạt mẩy, tròn đều thì khả năng sống sót sẽ cao hơn

Cách chăm sóc Cây Bồ Đề – Cây giác ngộ

cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây có khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài nhanh và có sức sống dẻo dai. Cây cũng dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

  • Về ánh sáng: Cây ưa sáng, nên trồng cây ở những nơi thoáng có đầy đủ ánh sáng như vậy cây sẽ phát triển tốt hơn cho tán rộng, đều và lá xanh. 
  • Về nước tưới: Nhu cầu nước của cây thuộc loại trung bình. Cây còn nhỏ, cần tưới nước thường xuyên, khi trưởng thành, việc tưới nước không quá quan trọng nữa vì lượng nước mưa hàng năm cũng đủ cho cây hấp thụ. Chỉ nên tưới nước khi thời tiết nắng nóng hoặc thời gian dài không có mưa thôi nhé.
  • Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau và phát triển bình thường. Chú ý đất cần thoát nước tốt. Cây ưa thích đất giàu dinh dưỡng và đất thịt pha, mùn và ẩm như đất ruộng.
  • Nhiệt độ: có thể chịu được rét nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây là 15 – 35 độ C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình-cao khoảng 60-80%.
  • Phân bón: Cây có nhu cầu dinh dưỡng ít. Chú ý bón phân cho cây 3 tháng/lần với cây trồng chậu.
  • Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, chủ yếu sâu cuốn lá. Cần chú ý bắt sâu cho cây.
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa cành khô, mục, cành tăm cho cây để tạo tán và tăng sức phát triển cho cây được tốt hơn.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang