Cây Cà Na Thái – Hay còn có tên gọi khác là cây Trám Trắng, Bạch Lãm, Cảm Lãnh… Cây có nguồn gốc từ những nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Cây trước đây mọc hoang nhiều nơi nhưng gần đây được đưa vào trồng và khai thác quả làm thực phẩm là chủ yếu. Ngoài ra, chúng nó thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, chiết suất tinh dầu, chế biến xà phòng…
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.
Xem thêm:
- Cây Cà Na – Cây Trám Trắng, Bạch Lãm, Cảm Lãnh…
- Cây Thanh Trà Ngọt
- Cây Vú Sữa Hoàng Kim – Cây ăn quả kinh tế
- Cây chanh ngón tay – Cây chanh trứng cá hồi
- Cây Bánh Kem – White Sapote
Đặc điểm của cây Cây Cà Na Thái
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch
Tên tiếng Anh: Chinese white olive
Tên gọi khác: Côm háo ẩm, Cảm lãnh, Bạch lãm, Trám trắng
Họ: Côm – Elaeocarpaceae
Nguồn gốc: từ châu Á
Tại Việt Nam, cây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam đến tỉnh Lâm Đồng. Ở miền Bắc, cây được tìm thấy ở Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Có nhiều giống cà na khác nhau như cà na thường, cà na thái.
Đặc điểm hình thái
- Giống với đã nêu trong bài viết Cây Cà Na.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, sức sống khỏe, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu ấm áp.
Công dụng của cây Cà Na Thái
- Các công dụng giống với đã nêu trong bài viết Cây Cà Na.
Cách trồng và chăm sóc cây Cà Na Thái
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành.
Cách chăm sóc cây Cà Na Thái
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa sáng và cần có đủ ánh sáng để phát triển. Chú ý trồng cây ở nơi có thể hứng được nhiều ánh nắng. Khi còn non nhớ che chắn cho cây khỏi ánh nắng gay gắt.
- Về nước tưới: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.
- Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, đất thịt pha.
- Nhiệt độ: Cây có thể chịu được biên độ nhiệt rộng, chịu khắc nghiệt tốt. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 22-27 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 50-65%.
- Phân bón: Trong 2- 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1- 0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh phá hoại, chủ yếu là cỏ dại, nấm thân và sâu đục thân.
- Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. Bạn cần tiến hành làm cỏ thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
- Cắt tỉa: Sau mỗi đợt hoa, quả cần cắt tỉa cho cây để cây phát triển tốt hơn. Cắt tỉa cành tăm, lá úa, vàng, cành sâu bệnh… tạo dáng và tán cho cây.
- Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch thường vào khoảng tháng 7 – 9. Kể từ thời điểm trồng đến thu hoạch mất khoảng 2 năm. Trung bình mỗi cây có thể cho khoảng 80 – 90kg.
Ý kiến bạn đọc (0)