Cây Cơm Cháy – Cây Sóc Dịch, Tiếp Cốt Thảo…


Cây Cơm Cháy – Hay còn có tên gọi khác là cây Sóc Dịch, Tiếp Cốt Thảo hay Tẩu Mã Tiễn… Cây thuộc họ thuộc họ Cơm cháy – Sambucaceae. Cây từ lâu được biết đến với công dụng chính là cây thuốc dùng nhiều trong đông y. Cây trị các bệnh như gãy xương, bong gân, tiểu tiện nhỏ giọt khá hiệu quả. Ngoài ra, cơm cháy còn được dùng để làm thuốc nhuộm, khai thác gỗ làm đồ dân dụng…

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây cơm cháy
Cây cơm cháy

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Cơm Cháy – Cây Sóc Dịch

Đặc điểm chung

Tên khoa học: Sambucus javanica Reinw. ex Blume

Tên gọi khác:  cây Sóc Dịch, Tiếp Cốt Thảo hay Tẩu Mã Tiễn…

Họ:  Cơm cháy – Sambucaceae

Nguồn gốc: từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây được tìm thấy trong tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Buhtan, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản.

Ở Việt Nam, cây phân bố trải dài từ nhiều miền của nước ta như các tỉnh từ Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến các tỉnh phía Nam như Bảo Lộc, Lâm Đồng vv.

Đặc điểm hình thái

  • Thân: Cây có thân thuộc loại thuộc dạng cây thân nhỡ sống lâu năm. Chiều cao của cây có thể lên đến 3-4m. Cây có thân xốp, phần vỏ ngoài có màu xanh thẫm. Cành của chúng mềm rỗng bên trong có tủy trắng xốp bề mặt bên ngoài thường có nhiều lỗ bì.
  • Lá: Lá kép mềm gồm 5-7 lá hình soan hay mũi giáo mọc đối nhau, viền ngoài lá có khía răng cưa khá đẹp, có mùi hăng khó chịu.
  • Hoa: Hoa khi nở thường ra theo từng chùm một và có màu trăng đục với những bông hoa li ti kết lại với nhau. Sau môi đợt hoa nở quả cơm cháy sẽ mọc ra thành từng chùm một.
  • Quả: Quả mọng, hình cầu màu đỏ rồi chuyển sang đen bóng, mọc từ một cuống màu đỏ, quả có chứa 3 hạt dẹt.
Cây cơm cháy
Cơm Cháy có hoa và quả thành từng chùm khá đẹp mắt

Đặc điểm sinh trưởng

  • Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống khỏe, bền bỉ, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu ấm áp.

Công dụng của cây Cơm Cháy – Cây Tiếp Cốt Thảo

Công dụng trang trí

  • Với tán lá đẹp, hoa và quả rất bắt mắt, cây cũng được sử dụng để làm cây cảnh quan, trang trí ngoại thất. Người ta có thể dùng Cơm Cháy để trồng trong khuôn viên trường học, bệnh viện, công viên… vừa lấy bóng mát vừa đem lại bầu không khí trong lành.
Cây cơm cháy
Cây cơm cháy nở rộ vào mùa hoa

Công dụng trong y học chữa bệnh

  • Theo đông y thì cây cơm cháy có tính ấm vị hơi chua nhẹ được sử dụng trong nhiều trường hợp như kiết lỵ, viêm khí quản mạn và lở loét tay chân. Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho các sản phụ sau khi sinh. Hoa của cây cơm cháy sẽ được sử dụng để làm thuốc giúp lợi tiểu và giúp ra mồ hôi.
  • Các bộ phận của cơm cháy như hoa, quả, lá và cành đều được sử dụng. Chúng được thu hái khi còn xanh thường vào mùa hè rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Một số bài thuốc từ cây cơm cháy có thể kể đến như chữa được gãy xương, bong gân, tiểu tiện nhỏ giọt khá hiệu quả.

Công dụng khác

  • Người ta thường dùng nước ép từ quả cơm cháy để chế tạo thuốc nhuộm tóc. Nhiều nơi còn sử dụng gỗ của cây cơm cháy để chế tạo lược, đồ chơi, que xiên thịt nướng…

Một số lưu ý khi sử dụng Cây Cơm Cháy – Cây Tẩu Mã Tiễn

  • Khi chưa chế biến hoạc sấy khô thì không nên ăn quả tươi của chúng. Vì theo nghiên cứu chúng có chứa Xyanua khiến cảm giác nôn ói. Nói chung các chế phẩm thương mại không gây nên phản ứng phụ ở liều lượng khuyến cáo.
  • Với những người bị dị ứng với hoa và quả của cây cơm cháy có thể khiến gây ra dị ứng. Nếu có một số triệu chứng như ngứa họng, phát ban hoặc khó chịu thì nên ngừng sử dụng.
Quả cơm cháy
Quả cơm cháy

Cách trồng và chăm sóc cây Cơm Cháy – Cây Sóc Dịch

Cách trồng

  • Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành.
  • Mùa thích hợp nhất cho việc nhân giống là đầu mùa xuân đối với miền Bắc và đầu mùa mưa đối với miền Nam. Cần chú ý trồng đúng thời vụ thì cây mới sinh trưởng tốt được đồng thời giúp cây khỏe mạnh, sống lâu năm.
Hoa cơm cháy
Hoa cơm cháy

Cách chăm sóc cây Cơm Cháy – Cây Sóc Dịch

Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Về ánh sáng: cây ưa sáng và cần có ánh sáng để phát triển. Nhưng lưu ý khi cây còn nhỏ cần che nắng cho cây. Tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt.
  • Về nước tưới: Một tháng đầu trồng cây trung bình mỗi tuần tưới 2-3 lần nước vào sáng sớm hay chiều tối cho cây. Sang tháng tiếp theo khi cây đã ổn định thì tiếp tùy vào thời tiết để tưới tiêu hợp lý cho cây. Nếu nắng quá thì nên tưới thường xuyên vào lúc mát mẻ. Mưa nhiều thì chú ý thoát nước cho cây.
  • Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù hợp nhất là đất phù sa, đủ chất dinh dưỡng, giữ ẩm tốt và có độ thoát nước tốt.
  • Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ thấp nhưng không chịu được nhiết độ cao. Nhiệt độ chúng sống được trong khoảng 8-25 độ C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 50-60%.
  • Phân bón: Mỗi chu kỳ 2-3 tháng nên bón phân cho cây 1 lần, các loại phân NPK hay phân hữu cơ đều được.
  • Sâu bệnh: Các bệnh thường gặp như sâu đục thân, nhậy, … Cần chú ý bắt, phun thuốc cho cây khi phát hiện.
  • Cắt tỉa: Chú ý cắt tỉa sau mỗi đợt thu hái hoặc hoa, quả. Cắt tỉa giúp cây phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang