Loài cây với màu lá bạc bạc và hoa nhỏ li ti, lại có dáng bonsai rất bắt mắt và lạ này ngày càng được yêu thích ở các nước. Ngoài các thế bonsai cổ kính đẹp xuất sắc, cây Cúc Mốc từ lâu được dùng phổ biến trong y học để trị một số bệnh rất hiệu quả như ho, làm sáng mắt, cảm mạo…
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây Cúc Mốc trong bài viết này nhé.
Xem thêm:
Đặc điểm của cây Cúc Mốc
Tên khoa học là Crossostephium chinense hoặc Graphalium spp
Thuộc họ Cúc.
Tên gọi khác: nguyệt bạch, Thạch cúc, cúc bạch, Bạch phù dung…
- Cây Cúc mốc thuộc dạng cây thân gỗ nhỏ, không cao lắm, khoảng 20-80cm. Cúc mốc có hình dáng cây rất độc đáo, phù hợp với loại hình làm bonsai nghệ thuật. Thân cây cứng, thô, nhỏ, màu nâu, phân nhiều cành nhánh, dáng cây gồ ghề, phong trần.
- Lá cây cúc mốc cũng độc đáo, trên bề mặt lá có phủ lông tơ mịn màu trắng trông xa như những vết mốc. Đó lý giải vì sao nó lại được gọi bằng cái tên là Cúc Mốc như vậy. Lá mọc vòng ở đỉnh, trông xa lá cây như phủ một lớp tuyết mỏng rất bắt mắt.
- Lá cúc mốc thường mọc so le. Ở gần gốc lá chia thành 3 thùy nhỏ, các lá phía trên hình trứng thuôn dài , to dần về ngọn, đầu tù. Cây được mệnh danh là diệp bất ly thân, hoa vô lạc địa bởi khi lá già úa, chết đi vẫn kiên cường bám chặt vào thân.
- Hoa cúc mốc mọc ở kẽ lá kết thành chùm màu vàng xanh nhưng nhỏ bé và không nổi bật, mùi hắc đặc trưng của họ cúc. Hoa thường nở từ tháng 1-3 hàng năm. Cây cũng có quả dạng vành.
Xem thêm:
Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây Cúc Mốc
Công dụng
- Công dụng về trang trí: Với thân gồ ghề, thô, phong trần nên loài cây này thường được giới yêu bonsai nghệ thuật ưa chuộng. Với màu sắc trắng bạc như in dấu mùa đông giá lạnh, vẻ đẹp gợi hình của cúc mốc càng được thể hiện khi cây được trưng cùng đá cảnh gọi là Thạch Cúc. Thêm nữa, từ vẻ đẹp độc và lạ của nó, nhiều người còn trồng trong chậu và đặt ở nhiều nơi như ban công, hiên nhà hoặc phòng làm việc, quán café,… để trang trí tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Công dụng trong y học: Trong đông y, cúc mốc có tính mát, vị cay, không độc, thơm có rất nhiều công dụng: làm sáng mắt, chữa chảy máu cam, chữa sởi, trị ho, ù tai, điều hòa kinh nguyệt, làm tan mằng nhầy, chữa thổ huyết….
Lá cúc mốc được dân gian dùng để chữa ăn không tiêu, nhức đầu, cảm mạo, đau bụng.
Đặc biệt cúc mốc được dùng để chữa ho rất hiệu quả, các mẹ thường lấy lá cúc mốc hấp với mật ong cho bé ăn vài lần là khỏi.
Tại Phillipin hoa và lá cúc mốc còn được dùng để uống như trà để giúp thông hơi.
Xem thêm:
Ý nghĩa phong thủy
- Cây Cúc Mốc cùng họ cúc, cho nên nó hưởng trọn ý nghĩa của loài hoa này. Nó có ý nghĩa mang lại sự sung túc, trường thọ với những phẩm chất điềm đạm, tinh khiết, khiêm tốn, cao thượng.
- Cây lại có hình dáng rất phong trần, như đang chịu cảnh sương gió, tuyết phủ mà sự sống vẫn tiếp diễn một cách mãnh liệt. Cây mang lại cho ta ý nghĩa cho sự kiên cường, ý chí vươn lên để đạt đến thành công.
Xem thêm:
Cách trồng và chăm sóc cây Cúc Mốc
Cách trồng
- Trồng cây Cúc Mốc chủ yếu bằng phương pháo gieo hạt và giâm cành, trong đó giâm cành mang lại hiệu quả cao hơn.
Cách chăm sóc cây Cúc Mốc
Cây có sức sống khỏe, dẻo dai và có thể chịu được khắc nghiệt, ít sâu bệnh nhưng cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Đất trồng: Cây có sức sống tốt và không kén đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng nên có thể trồng nó ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên cây phát triển tốt trên đất thoáng xốp, thoát nước tốt. Nếu trồng lấy lá thì tăng cường chăm sóc, tưới bón để bộ lá xum xuê.
- Tưới nước: Cây có nhu cầu nước rất ít vì thân gỗ, lá nhỏ. Cây chịu úng kém nên khi tưới nhiều quá làm cây bị úng, thối rễ, dẫn đến chết cây. Cây chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới khi thấy đất trên mặt chậu hơi trắng.
- Ánh sáng: Cây hoa cúc mốc ưa sáng hoàn toàn hoặc 1 phần bóng râm. Nắng nhiều thì lá cây càng đẹp.
- Nhiệt độ: Cây chịu được nóng tốt, chịu lạnh kém hơn. Nhiệt độ ưa thích của cúc mốc là từ 12-34oC
- Độ ẩm: Cúc mốc ưa ẩm trung bình
- Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cúc mốc cũng không nhiều. Nếu trồng lấy lá thì có thể bón phân 2-3 tháng/lần bằng các loại phân giàu dinh dưỡng.
- Sâu bệnh thường gặp: Cúc mốc ít bệnh.
Ý kiến bạn đọc (0)