Cây Cung Điện Vàng cũng giống một số cây thuộc họ ráy như: Cây Vạn Lộc, Cây Ngọc Ngân. Ngoài vẻ bề ngoài rất bắt mắt, cây còn mang ý nghĩa phong thủy mang lại may mắn, đuổi tà ma, đem đến vận khí tốt cho chủ nhân.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây Cung Điện Vàng trong bài viết này nhé.
Xem thêm:

Đặc điểm của cây Cung Điện Vàng
Tên khoa học: Aglaonema spp
Thuộc họ: ráy – Araceae
Nguồn gốc: cây có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới
Tên gọi khác: Huy Hoàng, Hoàng Mai mini, cây Cung Điện Hoàng Hậu
Cung điện vàng thuộc loại cây thân thảo, thường mọc dạng bụi, sống lâu năm.
Cây có bộ lá rất rực rỡ, lạ mắt, nó tạo nên sự pha trộn ngẫu hứng tinh nghịch của màu sắc.
Lá của cây thường có kích thước khá lớn, màu xanh pha vàng nổi gân lá màu trắng hồng, phía trên lá lốm đốm các chấm trắng trông như pháo hoa. Lá có dạng hình trứng, thuôn nhọn ở đầu, dầy, bóng, đầy sức sống.
Xem thêm:
ý nghĩa phong thủy của cây Cung Điện Vàng
- Ngày xưa, cây rất được ưa chuộng trong hoàng cung hoặc vườn của các quan lại triều đình. Cây được yêu thích vì mang ý nghĩa phong thủy đem lại sự tốt lành, may mắn và thịnh vượng.
- Ngoài ra, cây Cung Điện Vàng còn giúp xua đuổi tà ma, gạt bỏ điềm xấu, mang đến tài lộc và thăng tiến trong sự nghiệp.
Xem thêm:

Cách trồng và chăm sóc cây Cung Điện Vàng
Cách trồng
Cây có thể được trồng theo 3 phương pháp khác nhau là:
Phương pháp giâm cành, trồng bằng hạt và tách bụi.

Cách chăm sóc cây Cung Điện Vàng
Cây thuộc họ ráy nên cũng rất dễ sống, ko cần quá nhiều công chăm sóc, thậm chí trong điều kiện máy lạnh và thiếu sáng. Cần lưu ý chi tiết các đặc điểm sau của cây để chăm sóc được tốt nhất.
- ÁNH SÁNG, NHIỆT ĐỘ
Cây thích hợp với điều kiện ánh sáng gián tiếp, bóng bán phần. Chú ý vị trí đặt cây sao cho tránh được ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc chỉ phơi ngoài lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh để cây nơi nắng gắt của buổi trưa trời mùa hè dễ khiến cây mất nước nhanh, bị cháy lá. Nhiệt độ ưa thích từ 18 – 24°C.

- ĐẤT
Cây ưa đất dạng mùn, tới xốp và giàu dinh dưỡng.
Ngoài ra, cây cũng có thể trồng theo dạng thủy sinh. Chú ý không để rễ hoàn toàn dưới nước, và hàng tuần cần nhỏ 2 – 3 giọt chất dinh dưỡng, khi thấy nước có mùi thì cần thay nước và loại bỏ rễ thối.

- NƯỚC
Cây bị thiếu nước thì lá sẽ mềm, nhưng cũng không nên lạm dụng tưới quá nhiều nước cho nó. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường đặt cây mà có lượng nước tưới phù hợp, thường cây để trong nhà thì 1 tuần tưới 1 lần, nếu để cạnh cửa sổ, nơi thoáng gió thì 1 tuần tưới 2 lần.
- BÓN PHÂN
Khi đất trồng hết chất dinh dưỡng cây còi cọc thì bạn có thể mua đạm rắc thêm dưới gốc, hoặc thay đất cho cây.
Ý kiến bạn đọc (0)