Cây hoa dã quỳ – Loài hoa dại có sức hút mạnh mẽ


Giới thiệu cây hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ thuộc họ hoa cúc, mọc hoang rất nhiều ở một số vùng trên Đà Lạt hoặc núi Ba Vì… Sắc hoa vàng rực rỡ nở rộ khi vào mùa, nó khiến cảnh sắc không gian tuyệt vời hơn, thơ mộng hơn. Hiện nay đã nhiều nơi đem loài hoa này về trồng, và làm cảnh quan trang trí cho ngôi nhà, khu vườn hay những con đường cần tăng thêm điểm nhấn. Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về cây hoa dã quỳ này nhé.

Xem thêm:

Cây hoa dã quỳ – Loài hoa dại có sức hút mạnh mẽ
Con đường mộng mơ hoa dã quỳ tuyệt đẹp khi vào mùa

Đặc điểm cây hoa dã quỳ

  • Tên khoa học: Tithonia diversifolia
  • Họ: Cúc (Asteraceae)
  • Phân bố: chủ yếu ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới
  • Tên gọi khác: hoa cúc dại, hướng dương dại, hoa quỳ, sơn quỳ, cúc quỳ, quỳ dại.
Cây hoa dã quỳ – Loài hoa dại có sức hút mạnh mẽ
Cây có tên gọi khác là cúc dại hay hướng dương dại

Các đặc điểm hình thái chính

  • Cây dã quỳ thuộc loại cây thân bụi lâu năm, cũng có khi cây chỉ sống khoảng một năm là tàn, cây mọc theo dạng bụi chiều cao trung bình khoảng 2m cho đến 3m. Thân cây dã quỳ có màu xanh đậm, mọc thẳng có khi thân cây hóa gỗ thì có màu nâu xám.
  • Cây dã quỳ nhìn thoáng qua thì dễ nhầm với cây hướng dương nhưng thân dã quỳ mảnh khảnh, phân nhánh nhiều hơn, lá và hoa cũng nhỏ hơn, hoa cũng ít cánh hơn.
  • Lá cây dã quỳ có màu xanh đậm, hình dáng của lá cũng không có quá nhiều khác biệt với những chếc lá của cây hoa cúc. Phiến lá khá nhẵn, nó có một lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh nhìn thật mềm mại, mặt dưới lá nổi gân lên.
  • Hoa dã quỳ thường mọc đơn, nhưng cũng có nhiều lúc chúng mọc thành từng chùm. Cánh hoa mềm như cánh hoa cúc, kích thước nhỏ hơn một chút xíu. Những bông hoa mang nét đẹp của cả hoa hướng dương và hoa cúc vàng nên trông nó thât tuyệt, thật rực rỡ. Bông hoa mang một màu vàng rực rỡ, óng ả. Tháng 11 là khoảng thời gian mà những bông dã quỳ khoe sắc rực rỡ nhất.
  • Nhìn những cánh đồng hoa dã quỳ vào mùa, màu vàng trải dài dưới ánh nắng đến tận chân trời, thật sự không muốn rời mắt bỏ qua một giây phút nào. Nó đã khiến bao bài hát, thơ rồi tác phẩm văn học, nghệ thuật hội họa ra đời.

Xem thêm:

Cây hoa dã quỳ – Loài hoa dại có sức hút mạnh mẽ
Vẻ đẹp hoang dại của dã quỳ luôn khiến nhiều dân phượt, nghệ thuật phải đắm chìm

Công dụng và ý nghĩa của cây hoa dã quỳ

Công dụng

  • Công dụng trang trí: Loài cúc dại hay hướng dương dại này càng ngắm càng thấy đẹp. Vẻ hoang dại và nở đồng loạt thành một màu vàng rực rỡ khắp các ngả đường khiến không gian sống như một khu vườn cổ tích mộng mơ tuyệt đẹp. Đó chính là lí do vì sao loài hoa này ngày càng được người ta ưa chuộng mà đem về trồng trong vườn, các khu đô thị, đường đô thị hay các công trình lớn…
  • Công dụng trong y học: Người ta thường dùng lá dã quỳ để chế các bài thuốc điều trị ghẻ lở, mụn nhọt, mẩn ngứa, mụn nước tay chân… rất hiệu quả.
  • Tác dụng làm thuốc trừ sâu sinh học: lấy lá dã quỳ giã nát, vắt lấy nước rồi phun lên sâu hại. Có thể thấy, cách làm này vừa góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người lại vừa tận dụng được nguồn dã quỳ có sẵn trong tự nhiên.

Xem thêm:

Dã quỳ trang trí không gian rất nổi bật và cuốn hút

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa dã quỳ

  • Tượng trưng cho sức sống và tình yêu mãnh liệt: Cây hoa dã quỳ dễ trồng, sinh trưởng và phát triển rất tốt, sức sống mãnh liệt kể cả trong điều khiện khắc nghiệt. Vì thế, những đóa hoa dã quỳ là biểu tượng cho tình yêu và sức sống mãnh liệt.
  • Tượng trưng cho sự chung thủy và sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu: Dã quỳ gắn liền với một truyền thuyết cảm động về tình yêu đôi lứa. Năm đó trời hạn hán vạn vật đều khô héo.Tại một buôn làng, có một chàng trai khỏe mạnh, vì thương dân làng nên quyết định đi tìm nguồn nước cho buôn làng. Chàng giã biệt người yêu rồi ra đi. Cô gái ngồi bên dòng suối chờ đợi người yêu mùa này qua mùa khác.
    Đến một ngày kia khi cô chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy chàng về. Nàng lo lắng rồi cũng ra đi tìm chàng, nàng đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Nàng cứ đi đến khi kiệt sức rồi ngã xuống.

Nơi cô ngã xuống mọc lên một loài hoa lạ, trổ màu vàng rực. Người đời gọi là dã quỳ. Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đầy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy của người con gái. Ngoài ra, cây còn thể hiện lòng thán phục, yêu mến với những người có nội tâm phong phú. Hay thêm nữa lòng kiêu hãnh khó khuất phục.

Dã quỳ tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt
Ảnh cưới trong vườn dã quỳ của 1 cặp đôi

Cách trồng và chăm sóc cây hoa dã quỳ

Cách trồng

Với cây dã quỳ, chúng ta có thể nhân giống dễ dàng bằng cách giâm cành và gieo hạt.

Cách chăm sóc cây hoa dã quỳ

Cây có sức sống tốt, phát triển nhanh và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên cần chú ý một số đặc điểm của cây như sau:

Trồng hoa dã quỳ rất dễ, chủ yếu là gieo hạt
  • Đất trồng: Cây không quá kén đất, thích hợp nhất là đất có độ tơi xốp, giàu mùn, thoáng khí và giàu dinh dưỡng. Độ pH phù hợp trên đất trồng cúc từ 6-6,5.
  • Ánh sáng: Cây ưa sáng, nắng , càng nhiều nắng cây càng sai hoa và hoa càng đẹp.
  • Tưới nước: Cây cần đủ nước trong suốt vòng đời để phát triển, nhất là giai đoạn còn non. Chú ý tưới lượng nước vừa phải, và chu kỳ 2-3 lần / tuần.
  • Nhiệt độ: Cây ưa nhiệt độ trung bình, nhưng có thể thích nghi với dải nhiệt độ khá rộng, từ 14-32 độ C. Nếu hôm nào thời tiết nắng nóng thì đưa chậu trồng vào nơi có bóng râm, thoáng mát
Mùa hoa dã quỳ luôn là mùa được dân phượt yêu thích
  • Bón phân: mỗi năm nên định kỳ bón phân cho cây 2-3 lần để bổ sung chất dinh dưỡng nuôi cây nhất là giai đoạn cây chuẩn bị cho hoa. Hòa tan phân bón NPK với nước rồi tưới vào gốc cây. Không nên bón quá nhiều phân sẽ giúp cây phát triển về bộ lá, không cho nở hoa nhiều.
  • Sâu bệnh: Cây rất ít bị sâu bệnh nên có thể hoàn toàn yên tâm cho cây tự phát triển. Chú ý ngắt bỏ, tỉa những lá, cành vàng úa, hoa héo giúp cây được thông thoáng.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang