Cây Hoa Dâm Bụt Thái từ lâu đã tồn tại ở nước ta như một loài hoa trang trí cảnh quan bắt mắt. Ngoài ra, nó mang trong mình một ý nghĩa rất to lớn: tượng trưng cho lòng tư bi, che chở và phổ độ của Đức Phật. Có lẽ cũng chính nhờ thế mà loài hoa này càng được người ta ưa chuộng hơn, nâng niu hơn. Cây được trồng nhiều để tạo cảnh quan, các khu đô thị, biệt thự hay resort… rất phù hợp.
Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về cây hoa dâm bụt Thái này nhé.
Đặc điểm cây hoa dâm bụt Thái
Tên khoa học: Hibiscus rosa-senensis
Tên gọi khác: Hoa Dâm Bụt, hoa Bông bụp, hoa râm bụp…
Họ thực vật: Malvaceae (Bông).
Nguồn gốc: ở vùng châu Á nhiệt đới
Xem thêm: Cây hoa cẩm tú cầu
Các đặc điểm hình thái chính
Cây dâm bụt Thái cũng giống như một số loại cây bụi dùng trong trang trí khác như: Cây hoa nhài, cây hoa dã quỳ, cây hoa hướng dương, cây cúc mốc, cây hoa ngọc nữ, cây hoa thanh liễu, cây hoa lý tỏi, cây nguyệt quế, mai tứ quý, cây hoa trà…
- Hoa dâm bụt thái có thân thuộc loại thân bụi lớn, phân nhiều cành nhánh. Cây có chiều cao có thể lên đến 4-5m ở điều kiện sinh trưởng tốt. Cây dâm bụt thái phát triển không theo hướng cố định, có cây mọc thẳng nhưng cũng có những cây mọc xiên lan rộng ra xung quanh. Thân cây dâm bụt khi còn non có mày xanh lục cũng có khi có màu phớt nây đỏ. Thân cây già đều có chung một màu đó là màu nâu xám, trên thân có những nốt sần.
- Lá của cây dâm bụt thái có màu xanh đậm, phiến lá mỏng, và bóng. Hình dạng lá thường là hình trứng và dài khoảng từ 5-15cm, phần giữa của lá rộng hơn nhiều ở phẩn đỉnh, đỉnh lá nhọn, mép dâm bụt thái có răng cưa bao phủ, những lá thường mọc xen kẽ nhau.
- Hoa dâm bụt thái thường mọc từ những nách lá, hoa mọc riêng lẻ không tạo thành chùm. Tuy thế, nó cũng vẫn rất nổi bật khi đứng một mình. Hoa nở bung thường xòe to, đường kính mỗi bông hoa có thể lên tới 15cm (khá to). Nhị hoa dài, kết hợp với cánh hoa rộng nên khi hoa xòe ra, nó có hình chiếc lồng đèn nhìn rất đẹp mắt.
- Hoa dâm bụt thái có 2 dạng đó là hoa dạng đơn và hoa kép. Cánh hoa có khi mịn nhưng đa phần là sần gân nổi lên như chiếc vỏ sò vậy. Mỗi một bông hoa lại có một ống trung tâm khá dài với phần nhị mọc ở ngay đầu đỉnh ống tâm. Hoa dâm bụt thái trước đây người ta thường thấy ở những hàng rào nhưng hiện nay nó đã được trồng ở khá nhiều nơi.
Xem thêm: Cây hoa bất tử
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây dâm bụt thái có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và khỏe.
- Là loài cây ưa ẩm, ưa sáng. Có sức chống chịu khắc nghiệt khá tốt. Cây chịu được thời tiết cả mùa đông và mùa hè nước ta.
Công dụng và ý nghĩa của cây hoa hướng dương
Công dụng
- Công dụng trang trí: Với sắc hoa đa dạng, to và quyến rũ, cộng thêm màu sắc lá xanh tươi quanh năm, hoa dâm bụt thái thực sự phù hợp để trồng trang trí cảnh quan. Nó thường được trồng nhiều ở sân vườn, lối đi, công viên, nhà hàng, khách sạn…
- Công dụng lọc khí: Ngoài dùng để trang trí thì nó còn có công dụng khác đó là lọc khí. Nó giúp hấp thụ những khí độc hại nhả oxi, giúp cho bầu không khí thêm trong lành.
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa triệu chuông
Hoa dâm bụt mang ý nghĩa to lớn, mang đến sự từ bi, bao dung của Đức Phật. Ngoài ra, nếu ta trồng những cây dâm bụt thái nhỏ trong nhà nó sẽ giúp cho gia đình luôn gặp may mắn, tài lộc đầy nhà.
Xem thêm: cây hoa tuyết sơn phi hồ
Cách trồng và chăm sóc cây hoa triệu chuông
Cách trồng và nhân giống
Cây dâm bụt thái có thể được trồng bằng 3 cách: gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Phổ biến nhất vẫn là trồng bằng gieo hạt.
Cách chăm sóc cây hoa dâm bụt thái.
Cây hoa dâm bụt thái có sức sống và phát triển tốt ở các điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau trên nước ta. Tuy nhiên, cần chú ý một số đặc điểm sau khi chăm sóc cây để cây phát triển ổn định và cho nhiều hoa:
- Đất trồng: Đất trồng cây để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất có lẽ là loại đất hạt nhỏ có chứa nhiều mùn. Ta cũng nên trộn thêm một ít phân chuồng hoai mục vào nữa để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
- Ánh sáng: Cây dâm bụt thái ưa sáng dịu, nửa bóng. Chú ý tránh ánh sáng gay gắt chiếu trực tiếp vào mùa hè.
- Tưới nước: Cây Dâm Bụt Thái còn non và khi ra hoa thì nhu cầu nước cao, nên tưới thường xuyên. Tuy nhiên, cần hạn chế tưới lại khi cây không ra hoa. Tuần tưới 1-2 lần là vừa đủ.
- Nhiệt độ: Cây dâm bụt thái có thể thích nghi tốt với dải nhiệt độ rộng, kể cả nhiệt độ nóng của mùa hè, lạnh của mùa đông. Nhiệt độ phù hợp nhất với cây là từ 16-32 độ C.
- Độ ẩm: triệu chuông ưa ẩm trung bình 60-75%
- Bón phân: Chú ý bón phân cho cây khi còn nhỏ và lúc ra hoa, vì lúc đó nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng cao.
- Tỉa cành: Cần chú ý cắt tỉa cành cho cây thường xuyên để tạo hình cho cây và tăng sức sống cho cây. Thường thì 2-3 tháng ta cắt tỉa cho cây 1 lần.
- Sâu bệnh: Cây hoa dâm bụt thái trong quá trình trồng thường sẽ gặp những vấn đề rệp sáp, nhện, vảy bắc…Nếu thấy dấu hiệu cây bị vàng lá chứng tỏ cây đang bị thiếu ni tơ ta cần cung cấp thêm ngay.
Ý kiến bạn đọc (0)