Cây hoa Mộc Hương – Loài cây có xuất xứ Châu Á này chắc hẳn nhiều người đã từng nghe hoặc đang trồng ngay trong sân vườn của nhà mình. Mùi hương của nó khiến ai đã từng thưởng qua cũng khiến lòng say mê, chìm đắm. Ngoài ra, hoa của nó thường được dùng để ướp trà, hoặc cũng có thể sử dụng để chiết suất tinh dầu và chiết suất nước hoa với mùi hương rất khác biệt.
Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về loài cây này nhé.
Xem thêm:
Đặc điểm của cây hoa Mộc Hương (Cây Mộc)
Tên khoa học: Osmanthus fragrans
Tên gọi khác: Quế Hoa, Cây Mộc, Mộc Tê
Họ: Nhài: Oleaceae. Cây mộc có 2 loại đó là mộc hương nhỏ và mộc hương to. Hai loại này phân biệt vời nhau bởi kích thước bên ngoài của cây còn lại những đặc điểm hình thái, sinh lý và những công dụng đều như nhau.
Nguồn gốc: từ khu vực Châu Á. Cây có nhiều ở từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản.
Quế Hoa có sức sống tốt, sinh trưởng chậm và phù hợp với khí hậu nước ta.
- Cây Mộc thuộc dạng cây gỗ sống lâu năm, rễ cây to, đường kính cây mộc hương trung bình ở việt nam khoảng 20-30cm còn cây mộc hương cổ thụ ở trung quốc nhập về có thể cao đến 10m và đường kính thân nên đến 50cm ,vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt.
- Vỏ: Vỏ cây có màu nâu nhạt dùng để chữa bệnh đau dạ dày.
- Lá của nó mọc so le nhau, có màu xanh thẫm dang hơi bầu, lá dày không có lông, các mép lá có răng cưa dày, rộng khoảng 3cm – 5cm, chiều dài khoảng 8cm – 14cm.
- Hoa Mộc có nhiều màu, thường có màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi thơm khá nồng như các loại hoa hỏa. Hoa ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn.
- Cũng như hoa muồng hoàng yến, hoa Mộc Têcó màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa.
Ý nghĩa phong thủy cây hoa Mộc Hương (Quế Hoa)
- Ngày xưa các cụ vẫn thường hay có câu ca “Sắc trà hương mộc” ngụ ý muốn nói lên vẻ đẹp say đắm của hương thơm loài hoa này qua thời gian dài và làm cho lòng người luôn say đắm.
Công dụng của cây hoa Mộc Hương (Mộc Tê)
Công dụng trang trí
- Cây Mộc với mùi hương nồng nàn, quyến rũ khó quên. Cây lại cho hoa quanh năm. Chính vì thế mà nó được nhiều người trên thế giới ưa chuộng để trồng trang trí sân vườn, trang trí cảnh quan đô thị hay thậm chí làm bonsai…
Công dụng trong y học
- Ngoài để dùng trang trí, Quế Hoa còn là một vị thuốc đông y lâu năm, chữa bệnh cực hiệu quả. Cụ thể: người ta có thể sử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh. Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng.
Công dụng trong làm đồ uống, hóa mỹ phẩm
- Hoa mộc có mùi thơm khiến xao xuyến lòng người. Do đó, người ta còn dùng hoa mộc hương để ướp trà, ép lấy tinh dầu làm đẹp da, làm nước hoa rất có giá trị kinh tế và hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa Mộc Hương (Mộc Hương)
Cách trồng cây hoa Mộc Hương (quế hoa)
- Cây hoa mộc có thể nhân giống bằng gieo hạt hoặc giâm cành, trong đó giâm cành được ưa chuộng hơn vì dễ làm và đạt kết quả nhanh hơn.
Cách chăm sóc cây hoa Mộc Hương (Mộc Tê)
Cây là loài tuy có sức phát triển tương đối chậm nhưng lại có sức sống khỏe, chịu được nhiều khí hậu khác nhau và chịu khắc nghiệt tốt. Cây cũng không cần quá nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:
- Về ánh sáng: Cây có khả năng chịu bóng nên có thể trồng ở ngoài trời ở những nơi có bóng râm ít..
- Về nước tưới: sau khi trồng, cần tưới nước đầy đủ 2 lần/ ngày khi mới trồng, sau khoảng thời gian có thể tưới 2 ngày/ lần hoặc ít hơn..
- Về đất trồng: Cây hoa mộc không kén đất tuy nhiên loại đất thích hợp nhất là loại đất thịt giàu dinh dưỡng, cung cấp đủ độ ẩm.
- Nhiệt độ: Cây thích nghi khá tốt với dải nhiệt độ rộng, nhiệt độ ưa thích của cây là từ 18-28°C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình, cao và sinh trưởng mạnh trong mùa ẩm, mùa mưa.
- Phân bón: Chú ý bón phân định kỳ cho cây, khoảng 2 tháng 1 lần và bón nhiều hơn khi cây ra hoa hoặc cần cải tạo đất trước khi trồng cây. Khi cây chuyển lá màu vàng tức cây đang cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cần tưới bổ sung phân lân NPK để cây xanh trở lại.
- Sâu bệnh: Cây ít khi bị sâu bệnh. Thường xuyên để ý tới mầm mống sâu bệnh hại cây kịp thời phát hiện sâu bệnh hại cây chữa trị kịp thời.
- Cắt tỉa: Chú ý nếu muốn cây đạt chiều cao mong muốn thì cần cắt tỉa bớt những cành rộng để cây tập trung dinh dưỡng phát triển chiều cao.
Ý kiến bạn đọc (0)