Cây hoa ngọc săc chắc hẳn nhiều người vẫn còn khá lạ lẫm với loài hoa này. Nó là một trong những loài đẹp nhất của dòng Proteaceae Nam Phi. Ở Việt Nam, ngoài tên Ngọc Sắc, nó còn có tên gọi khác đó là “hoa cô dâu đỏ mặt” hay “hoa cô dâu mắc cỡ” nữa.
Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về cây hoa ngọc sắc này nhé.
Đặc điểm của cây hoa ngọc sắc (hoa cô dâu đỏ mặt)
Tên tiếng anh: Serruria hoặc Brunia Blushing Bride rose
Tên gọi khác: Cô dâu mắc cỡ, cô dâu đỏ mặt
Thuộc họ: Quắn hoa (Proteaceae)
Nguồn gốc: Nam Phi. Hiện nay cây được trồng ở khá nhiều nơi trên thế giới.
- Thân cây nhỏ, lá dòng lá kim, tuy nhiên, hoa thì rất to và đẹp, tạo điểm nhấn cho cây hoa ngọc sắc.
- Cây có sức phát triển nhanh, chịu được khắc nghiệt rất tốt.
- Những bông hoa này có một mùa ngắn từ tháng Bảy đến tháng Mười hàng năm, Nó thực sự là một trong những loài hấp dẫn nhất trong tất cả các dòng Proteaceae Nam Phi. Hoa có vẻ đẹp từ màu ngà đến màu hồng, trên 1 cành thường có 5 đến 8 bông mọc thành chùm.
Xem thêm:
Công dụng của cây hồng hoa ngọc sắc (hoa cô dâu mắc cỡ)
Công dụng
- Công dụng trang trí: Cây hoa có hình dáng đặc biệt, lạ mắt. Ho ngọc sắc to, nở thành chùm 3-6 bông tại ngọn rất bắt mắt. Cây thường được trồng trang trí cho tiểu cảnh sân vườn rất phù hợp và nổi bật.
- Công dụng làm hoa cưới, nghệ thuật cắm hoa: Ngoài kích thước hoa lớn, hoa còn đa dạng màu sắc từ trắng đến hồng, đỏ hồng… nên khi sử dụng để cắm, bó hoa cực kỳ nổi bật. Cũng chính vì thế mà rất nhiều cô dâu đã yêu thích lựa chọn nó cho ngày quan trọng nhất đời mình. Và cái tên cô dâu đỏ mặt (hay cô dâu mắc cỡ) cũng ra đời theo.
Xem thêm:
Ý nghĩa phong thủy của cây hoa ngọc sắc ( hoa cô dâu đỏ mặt)
- Cây hoa ngọc sắc có sức sống rất mãnh liệt, khả năng hồi phục và sinh trưởng rất nhanh, vì thế loài cây hoa này tượng trưng cho sự trường tồn, mạnh mẽ và tinh thần kiên cường không chịu khuất phục khó khăn.
- Cây còn là sự dịu dàng đằm thắm pha chút e ngại, hương thơm của hoa tinh tế như gió xuân của người con gái.
Xem thêm:
Cách trồng và chăm sóc cây hoa cô dâu đỏ mặt (hoa ngọc sắc)
Cách trồng
Hoa lồng đèn được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.
Cách chăm sóc cây hoa ngọc sắc
Cây hoa Ngọc Sắc có sức sống khỏe, ít sâu bệnh và không cần quá nhiều công chăm sóc. Tuy vậy, để cây phát triển tốt và ra hoa rực rỡ, chúng ta cần lưu ý vài điểm sau đây:
- Về đất trồng: Cây có thể sống và phát triển trên nhiều loại đất trồng khác nhau, nhưng phù hợp nhất là đất thịt pha. Yêu cầu đất không cần quá nhiều dinh dưỡng nhưng nên thoát nước tốt.
- Ánh sáng: Ngọc sắc là loài cây ưa sáng, nên trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng để cây quang hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cây hoa ngọc sắc là 15-28oC.
- Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình
- Tưới nước: Cây chịu úng kém, độ ẩm trung bình do rễ cây có thể ăn sâu vào đất. Lá hình kim nên nhu cầu nước với loài cây này không cao. Chỉ nên tưới nước khi mặt đất trồng đã khô. Tuần tưới 1 lần là hợp lý.
- Bón phân: Hàng tháng nên bón phân cho cây một cách điều độ bằng các loại phân đa vi lượng nhả chậm, phân hữu cơ với liều lượng vừa phải, đúng cách.
- Sâu bệnh thường gặp: Cây ít bị sâu bệnh, chú ý nhổ cỏ cho cây, tránh một số bệnh nấm thân, lá.
- Cắt tỉa: cần chú ý cắt tỉa hoa tàn để cây nhiều nhánh cho hoa mới.
Ý kiến bạn đọc (0)