Không phải tự nhiên mà Philippines và Indonesia lại chọn hoa Nhài làm quốc hoa của họ. Loài hoa này, thực sự có mùi hương làm si mê, quyến rũ chết người. Ngoài ra, cây hoa nhài cũng mang rất nhiều công dụng khác như có thể ướp trà thơm (làm siêu lòng bất kỳ ai biết thưởng trà), trang trí đám cưới, hay làm thuốc chữa một số bệnh cực hiệu quả…
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây Hoa Nhài trong bài viết này nhé.
Xem thêm:
Đặc điểm của cây Hoa Nhài – Hoa Lài
Tên khoa học là Jasminum sambac (L.), Ait.
Thuộc họ Nhài – Oleaceae.
Nguồn gốc, xuất xứ từ dãy Himalayas, Trung Quốc.
Tên gọi khác: cây hoa lài.
- Hoa nhài cũng có nhiều loại khác nhau: dạng đơn, dạng kép, hoặc dạng leo dựa, dạng bụi. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu về nhài ta, loại cánh kép nhé.
- Cây Hoa nhài ta có thân kiểu dạng bụi, cao khoảng 0,4-2m, sống lâu năm, phát triển mạnh mẽ, phân nhiều cành, nhánh.
- Lá cây nhài có hình bầu dục thuôn dài và nhọn về đầu, mép lá nguyên. Lá nhài màu xanh đậm và rất bóng ở cả hai mặt.
- Hoa nhài có những lớp cánh màu trắng muốt và xếp xoáy đều từ tâm ra ngoài trông rất duyên dáng và cuốn hút. Hoa nổi bật trên nền lá xanh bóng tràn đầy sức sống. Hoa nhài thường nở thành từng chùm từ ngọn cành hoắc nách lá gần ngọn từ 3-5 bông. Hoa của nó nở thành nhiều lần trong năm, đặc biệt là mùa hè kéo dài đến thu.
- Hoa Nhài cực kỳ thơm, và mùi thơm của nó quyến rũ, nồng nàn một cách khác biệt, một loại nươc hoa tự nhiên mà chỉ lướt qua thôi đã muốn lưu luyến.
- Quả cây hoa nhài màu đen với hình cầu xinh xắn, quả có 2 ngăn nhưng ít đậu quả.
Công dụng và ý nghĩa của cây hoa hoa nhài
Công dụng
Công dụng làm trà, thực phẩm
- Người ta thương thu hái hoa, nụ hoa để dùng ướp trà, ướp thức ăn để tạo mùi hương khá đặc biệt. Cách pha trà rất đơn giản: cho vào chén trà nóng hoặc để 15-20 phút rồi thưởng thức.
Công dụng trang trí:
- Với vẻ đẹp của hoa dạng bụi, trắng tinh khiết và Hương thơm nồng nàn, lại khỏe mạnh, tốn ít công chăm sóc. Cây hoa nhài thường được nhiều người trồng trong chậu đặt ngay tại ban công nhà phố, hiên nhà, lối ra vào, quán cà phê, nhà hàng để làm đẹp khuôn viên, đem lại hương thơm lan tỏa khắp chốn.
Công dụng trong y học
- Ngời công dụng trang trí, cây hoa nhài còn được sử dụng như một vị thuốc trong y học. Hoa nhài chứa hàm lượng 0,08% chất béo thơm có chứa indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, parafin, este anthranylic metyl.
Theo Đông y cây hoa nhài tính mát, vị ngọt, cay, rất hiệu quả khi sử dụng để thanh nhiệt, trấn thống, lợi thấp. Các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh: - Lá và hoa trị mụn nhọt, đau bụng, sốt, ỉa chảy, rôm sẩy, bạch đới hoặc chưa lở loét lâu dài.
Rễ có tính mát, vị ngọt, hơi cay, hơi độc dùng để an thần,mất ngủ, gây tê, trấn thống, bị thương do ngã, trị viêm giác mạc,điều kinh, viêm mũi. Hoa sắc lên để chữa sởi cho trẻ em đặc biệt do sốt vì sởi, chữa viêm màng mộng và viêm khóe mắt, dùng rửa mặt giúp se lỗ chân lông, mịn da, chữa ỉa chảy, đau mắt, ho có đờm. - Thời gian thu hái rễ thường vào mùa thu đông, lá thu hái quanh năm, hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô.
Chú ý: Không nên dùng các bộ phận của cây cho người bị suy nhược cơ thể hoặc phụ nữ có thai.
Công dụng làm mỹ phẩm, tinh dầu
- Với hương thơm đặc trưng và cực kỳ quyến rũ, hoa nhài được nhiều người yêu thích trong công nghệ chế tạo nước hoa, mỹ phẩm. Ngoài ra, với tinh dầu hoa nhài ngoài việc trị liệu còn đem lại cảm giác thư thái, thoải mái tinh thần và sự lạc quan. Hoa còn được dùng làm đèn hương, tạo hương vị rất khó quên.
- Làm mặt nạ dưỡng da: nghiền nát hoa nhài, vắt lấy nước rồi hòa vào lòng trắng trứng gà tạo thành hỗn hợp đắp lên da mặt 15 phút rồi rửa sạch.
Ý nghĩa của cây hoa nhài
Hoa nhài còn được coi là biểu tượng cho sự xinh đẹp, quyến rũ, hạnh phúc và ngọt ngào, sự ảnh hưởng sâu sắc.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa Nhài
Cách trồng cây hoa nhài
Người ta có thể trồng hay nhân giống cây Hoa Nhài chủ yếu bằng cách tách cây con hoặc giâm cành.
Cách chăm sóc cây hoa Nhài
Cây hoa nhài có sức phát triển rất tốt, sức sống khỏe và ít sâu bệnh. Thêm nữa, nó chịu nắng nóng và khô hạn cũng khá tốt. Do đó, chúng ta sẽ không cần nhiều công sức để chăm sóc với loài cây này đâu. Nhưng để cây phát triển ổn định, cho nhiều hoa thì cần chú ý một số điểm sau:
- Về đất trồng: Cây thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là đất nhiều mùn, ít chua, thoát nước tốt. Nên bón lót khi trồng chậu để dự trữ dinh dưỡng nuôi cây.
- Về ánh sáng: Cây hoa nhài phát triển thuận lợi nhất trong môi trường nửa bóng. Tuy nhiên nếu trồng nơi nắng nóng hoàn toàn thì cây vẫn phát triển tốt.
- Về nước tưới: Chỉ nên tưới cây khi mặt đất đã khô, hạn chế tưới vào mùa đông và tưới với lượng vừa phải. Cây hoa nhài vốn chịu hạn rất tốt.
- Nhiệt độ: hoa nhài phát triển ổn định ở nhiệt độ 18-35oC. Cây ưa khí hậu ấm, chịu nóng tốt, chịu lạnh kém.
- Độ ẩm: Cây hoa nhài không ưa ẩm.
- Phân bón: Cây không yêu cầu quá cao về các chất dinh dưỡng mà chỉ có nhu cầu vừa phải. Chúng ta không nên bón nhiều phân đạm. Cũng nên hạn chế bón phân vào mùa đông mà tập trung bón kali, lân vào mùa xuân và thu để thúc đẩy ra hoa và tăng sức đề kháng cho cây. Khi cây đang hoa không nên bón phân đặc biệt là đạm.
Khi trồng nhài trong chậu cần thay chậu khoảng 3-4 năm/ lần, mỗi lần thay 1/3 đất.
Bệnh thường gặp đối với cây hoa nhài: sâu ăn lá, thối rễ, nhện đỏ…
Ý kiến bạn đọc (0)