Cây hoa phong lữ thảo – đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc


Trong các công trình công cộng, dự án hay khu đô thị tại các thành phố lớn hiện nay không khó để tìm ra các thảm hoa phong lữ thảo với đầy đủ các màu sắc rất rực rỡ. Có thể nhiều người còn chưa biết, ngoài trang trí rất tuyệt vời cho các công trình, loài cây hoa phong lữ thảo này còn mang nhiều ý nghĩa và được dùng chế tạo nước hoa với hương thơm rất quyến rũ nữa.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây hoa phong lữ thảo trong bài viết này nhé.

Cây hoa phong nữ thảo ngoài ban công
Cây hoa phong nữ thảo ngoài ban công

Xem thêm:

Đặc điểm của cây hoa phong lữ thảo

Tên khoa học: Geraniumtrong họ Geraniaceae

Thuộc chi: Geranium (chi Mỏ Hạc)

Tên gọi khác: thiên trúc quỳ, cây phong lữ

Nguồn gốc: Châu Âu

  • Cây phong lữ thuộc dạng thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm. Thân cây tròn, thường có nhiều lông tơ nhỏ bao phủ lâu năm nên khá khỏe mạnh, phân nhánh nhiều và mọc thẳng đứng. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 20-50 cm.
  • Lá cây phong lữ có hình tròn, mép dạng lượn sóng, màu  xanh bóng quanh năm. Trên bề mặt lá có lớp lông dày nhám bảo vệ lá khỏi các loài côn trùng ..
  • Hoa Phong lữ thảo có khá nhiều màu sắc khác nhau, có các màu phổ biến như: đỏ, cam, vàng, tím, trắng, hồng… và còn thêm lai tạo giữa các màu khác nhau nữa. Chùm hoa phong lữ cũng rất rực rỡ, nổi bật trên đỉnh rất lôi cuốn.
Phong lữ thảo rất đa dạng về màu sắc
Phong lữ thảo rất đa dạng về màu sắc
  • Mỗi bông hoa có năm cánh kết hợp và đan xen lại với nhau, nhìn giống như một bó hoa nhỏ xinh. Nụ hoa phong lữ thường rủ xuống, khép mình e ấp dưới những chùm hoa, trông giống như cô gái mới về nhà chồng chờ chú rể vén khăn màn lên.
  • Có truyền thuyết cho rằng sỡ dĩ Phong lữ chủ yếu có màu đỏ hoặc hồng, đó là vì Mohanmmed (đấng tiên tri người Ả rập đã sáng lập đạo Hồi) có một lần phơi áo trên một luống hoa Cẩm quỳ. Những bông hoa liền đỏ rực, bừng sáng lên vì hãnh diện và nó không bao giờ mất đi sắc đỏ đó, nên đặt tên hoa là Phong lữ thảo.
Hoa phong lữ rất sặc sỡ và cuốn hút
Hoa phong lữ rất sặc sỡ và cuốn hút

Xem thêm: Cây lan quân tử

Công dụng và ý nghĩa của cây hoa phong lữ

Công dụng

  • Công dụng về trang trí: Cây phong lữ thảo chịu được nắng, gió, lại cho hoa rất cuốn hút, đa sắc, kiểu dáng nên thường được trồng làm trang trí rất hiệu quả. Nó giúp thay đổi không khí, giúp không gian tươi vui hơn, yêu đời hơn mỗi khi ngắm nhìn. Vị trí thường được người ta sử dụng là các khi resort, đô thị, công cộng, ban công nhà hay ngay trước hiên nhà, trên các giỏ treo…
Phong lữ thảo trang trí nội ngoại thất đều rất bắt mắt
Phong lữ thảo trang trí nội ngoại thất đều rất bắt mắt
  • Tác dụng làm nước hoa: Lá cây hoa phong lữ thảo có hương thơm tinh dầu đặc biệt, khi vò lá ra chúng ta sẽ thấy hương vị bạc hà, chanh, trái cây,…, thậm chí là cả socola. Chính vì những mùi thơm khó tả đó, lại cộng thêm sự đa dạng hương vị rất độc đáo này mà loài hoa phong lữ thảo được tôn vinh là “Thiên thần nước hoa”. Hương thơm của lá được ứng dụng làm các loại nước hoa với nhiều hương vị đặc trưng được ưa chuộng.
  • Tác dụng làm quà tặng: Với vẻ đẹp và nhiều ý nghĩa, phong lữ thảo thường được người phương Tây dành tặng nhau trong các dịp lễ.
Phong lữ thảo mang nhiều ý nghĩa và thường được dùng làm quà tặng
Cây mang nhiều ý nghĩa và thường được dùng làm quà tặng

Xem thêm: Cây hoa nhài – sự nồng nàn không thể chối từ

Ý nghĩa phong thủy cây phong lữ thảo

Hoa phong lữ rất đa dạng màu sắc, nên nếu xét theo ý nghĩa từng màu sẽ rất nhiều, khuvuonxanh điểm lại một số màu phổ biến nhé:

  • Phong lữ màu sẫm mang ỹ nghĩa u sầu;
  • Phong lữ lá sồi lại mang ý nghĩa là tình bạn chân thành;
  • Phong lữ đỏ hoặc hồng thỉ lại biểu hiện sự ưu ái
  • Phong lữ đỏ tươi thì an ủi, vỗ về mọi người.
Hoa phong lữ thảo trắng
Hoa phong lữ thảo trắng

Loài hoa mang biểu tượng sự ưu ái ,an ủi, động viên, những chiếc lá mềm mại, những bông hoa quyến rũ bởi mùi hương thơm ngào ngạt khi chà xát lá vào các ngón tay, hiếm có loài hoa nào lại tích đủ những đặc điểm ấy.

Cách trồng và chăm sóc cây phong lữ thảo

Cách trồng

Phong lữ thảo có thể trồng bằng 3 cách:

  • Gieo hạt,
  • giâm cành
  • nuôi cấy mô;

Trong đó giâm cành là biện pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và thông dụng nhất.

Trồng và chăm sóc cây phong lữ rất đơn giản, không cầu kỳ
Trồng và chăm sóc cây phong lữ rất đơn giản, không cầu kỳ

Cách chăm sóc cây phong lữ thảo

Nhìn sắc hoa mỏng manh và cây dạng thân thảo như vậy thường thì cây sẽ khó chăm sóc hoặc có chế độ cầu kỳ, tuy nhiên, loài phong lữ thảo lại khá khỏe mạnh, dễ trồng dễ chăm. Cây thường cho ra hoa quanh năm ở Việt Nam, tuy nhiên do nguồn gốc các nước ôn đới Châu Âu nên mùa hè phong lữ thảo không được mượt mà như các mùa khác.

  • Đất trồng: phù hợp với phong lữ thảo là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Bạn nên lót lớp xỉ than ở dưới để tránh úng cho cây
  • Lượng nước + Độ ẩm: Cây phong nữ là loài ưa ẩm, lượng nước vừa phải nên bạn chú ý tưới khi mặt chậu se khô với lượng nước vừa phải, không nên tưới quá nhiều làm úng cây.
  • Ánh sáng + Nhiệt độ: Cây ưa ánh sáng nhẹ, chút bóng, tránh ánh sáng nắng gay gắt trực tiếp sẽ gây cháy lá, chết cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây là từ 16-28 độ C.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang