Cây Hoa Tam Giác Mạch – Món quà ý nghĩa từ vùng cao


Cây hoa Tam Giác Mạch từ lâu đã trở thành đề tài cho các tay phượt thủ săn lùng vào các tháng 10 và 11, 12 để tạo ra những bức ảnh, khung hình đẹp mê ly. Những cánh đồng hoa Tam Giác Mạch trải dài bất tận từ sườn núi đến tận chân núi ở Hà Giang, Cao Bằng hay Lào Cai… xa xôi.

Nhưng nguồn gốc loài hoa này như thế nào, chúng sống trong những điều kiện ra sao, chúng ta cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây Tam Giác Mạch trong bài viết này nhé.

Hoa Tam Giác Mạch
Hoa Tam Giác Mạch

Xem thêm:

Đặc điểm và nguồn gốc cây hoa Tam Giác Mạch

Đặc điểm

Cây hoa Tam giác mạch có tên gọi khác là kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc.

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum Moench.,

Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Cây thân thuộc dạng thân thảo, mọc thẳng đứng, cao 40 – 120cm cm

Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều.

Lá cây tam giác mạch mọc so le, gốc lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, có cuống, hai mặt lá nhẵn; các lá ở trên ngọn hẹp, hầu như không có cuống hoặc ôm lấy thân, lá bẹ chìa mỏng.

Hoa Tam Giác Mạch thường mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn, thành xim; hoa màu trắng hay hơi hồng, 5 phiến hoa, nhị 8 mọc xen kẽ, có cuống. Mới ban đầu hoa có màu trắng hoang dại, sau chuyển dần sang phớt hồng, ánh tím và cuối cùng là đỏ sậm quyến rũ.

Quả cây hoa này thường có kích thước 6 – 8 mm, hình bầu dục, ba góc nhọn, hơi vượt quá đài hoa, màu nâu đen.

Hạt cây có nội nhũ.

Cây hoa Tam Giác Mạch tại Hà Giang
Cây hoa Tam Giác Mạch tại Hà Giang

Nguồn gốc

Loài hoa này gắn với những sự tích kỳ lạ của người vùng cao. Truyền thuyết kể rằng, những bông hoa nhỏ bé với những chiếc lá xanh non đã giúp cứu đói cho cả dân làng khi vụ mới chưa tới, cơn lũ vừa qua. Dân làng kháo nhau hạt tam giác mạch do các nàng Tiên cho nảy mầm từ mày lúa, mày ngô, nên được gọi là mạch; hạt mạch có hình tam giác nên cái tên “tam giác mạch” ra đời.

Cánh đồng Tam Giác mạch
Cánh đồng Tam Giác mạch

Công dụng của cây hoa Tam Giác Mạch

  • Công dụng về làm lương thực

Người dân thường trồng cây tam giác mạch vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 11 là thu hoạch được nhưng có những nơi cũng phụ thuộc vào thời tiết để trồng. Vụ tam giác mạch là một vụ xen truyền thống của bà con vùng cao. Tam giác mạch được trồng giữa hai vụ ngô – rau cải để bổ sung thêm lương thực dự trữ, dùng làm bánh, nấu rượu cho cả gia đình. Ngày nay tam giác mạch chủ yếu được dùng để chăn nuôi gia súc.

  • Công dụng làm thuốc trong đông y

Cây tam giác mạch là cây thuốc,  là nguồn chất rutin tự nhiên. Rutin được dùng làm thuốc phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch gây nên.

Một số nơi dùng lá nấu canh ăn dễ tiêu và làm sáng mắt, thính tai. Bột hạt dùng như chất làm mềm và tan sưng; làm thuốc kiện vị, thu liễm, chống đổ mồ hôi.

tam giác mạch có nhiều công dụng
tam giác mạch có nhiều công dụng
  • Thu hút khách du lịch

Với những cánh đồng Tam Giác Mạch trải dài bất tận trên những sườn đồi, núi rất bắt mắt và hấp dẫn một cách lạ kỳ. Loài hoa này hàng năm vẫn là đề tài để các tỉnh đồng núi phía bắc thu hút một lượng rất lớn khách du lịch, từ đó phát triển thêm các dịch vụ khác như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng ăn uuoong, tour du lịch… cho các địa phương.

Vườn hoa tam giác mạch tại Hà Nội
Vườn hoa tam giác mạch tại Hà Nội
Tam Giác Mạch tại Ninh Bình
Tam Giác Mạch tại Ninh Bình

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Tam Giác Mạch

Cách trồng cây hoa Tam Giác Mạch

Người vùng cao thường trồng loài hoa này bằng cách gieo hạt

Tam Giác Mạch thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm
Tam Giác Mạch thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm

Cách chăm sóc cây hoa Tam Giác Mạch

Do cây Tam Giác Mạch là cây lương thực họ đậu, nên nó cũng chỉ được trồng theo mùa vụ hàng năm. Nó thường chỉ có vòng đời khoảng một tháng mà thôi.

Chú ý tưới nước và giữ ẩm cho cây trong lúc hạt nảy mầm đến lúc trổ hoa.

Sườn đồi Tam Giác Mạch
Sườn đồi Tam Giác Mạch
Đồi hoa Tam Giác Mạch
Đồi hoa Tam Giác Mạch

 


Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang