Cây hơi thở của quỷ – Hay còn gọi là Cây kèn của thiên thần, cây hoa chuông có nguồn gốc từ Mexico hay Peru. Ở Việt Nam cây được trồng ở Đà Lạt từ lâu. Cây có vẻ ngoài bắt mắt nên được trồng làm cây cảnh quan, trang trí rất đẹp. Nhưng không phải ai cũng biết trong cây có tinh chất scopolamine, chất này gây ra ảo giác mà tội phạm hay dùng để thôi miên và gây tội ác. Điển hình là những vụ thôi miên chiếm đoạt tài sản, cưỡng hiếp, bắt cóc…
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Xem thêm:
Đặc điểm của cây hơi thở của quỷ (kèn của thiên thần, hoa chuông)
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Borrachero
Tên gọi khác: cây hoa loa kèn, hoa kèn của thiên thần, cây hoa chuông…
Họ: …
Nguồn gốc: từ Mexico, Peru và được trồng tại Đà Lạt từ rất lâu.
Đặc điểm hình thái
- Loài cây nhỡ, khỏe, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống.
- Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá.
- Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, màu trắng, dài 25-30 cm, đường kính 1-1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau.


Công dụng của cây hơi thở của quỷ (kèn của thiên thần) – Cây hoa chuông
Công dụng trang trí
- Cây có hình dáng bên ngoài bắt mắt, sinh trưởng nhanh, tốn ít công chăm sóc. Thêm nữa, cây cho hoa sai và to, đều với màu sắc đa dạng từ trắng đến vàng, vàng rực rỡ, trắng phớt cam và vàng xen lẫn hồng đỏ. Cây được người ta đem trồng để trang trí cảnh quan từ lâu.

Những lưu ý khi sử dụng hay trồng cây hơi thở của quỷ (kèn của thiên thần)
- Trong cây hơi thở của quỷ có chứa chất scopolamine – một loại độc dược có khả năng gây ảo giác, khi chất độc này đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng đưa nạn nhân vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức và khi hồi tỉnh, họ sẽ không nhớ những gì mình đã làm trước đó.
- Kết quả phân tích, chiết xuất cho thấy trong hoa của loài cây này có chứa chất gây ảo giác scopolamine. Chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết xuất từ chất scopolamine của hoa “hơi thở của quỷ”, một người khỏe mạnh có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời.
- Ông Nguyễn Bá Hy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cho biết năm 2013, bệnh viện tiếp nhận 4 người từ chùa Kỳ Quang (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) chuyển đến với triệu chứng nghi bị ngộ độc. Nguyên nhân vì thấy hoa “hơi thở của quỷ” đẹp nên một người đã hái về để nấu lẩu. Chưa đầy 5 phút sau khi ăn, 4 người đều có triệu chứng giống nhau như không kiểm soát được hành vi, la hét, nói năng lảm nhảm, khó tiểu, nhịp tim nhanh… Sau khi cấp cứu những bệnh nhân trên, các bác sĩ biết được những người này đã trúng một loại độc dược có khả năng gây ảo giác. Loại độc này chính là chất scopolamine có trong hoa “hơi thở của quỷ” ở Đà Lạt. Khi chất độc này đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng đưa nạn nhân vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức và khi hồi tỉnh, họ sẽ không nhớ những gì mình đã làm trước đó.
- Theo nhiều tài liệu, chiết xuất scopolamine từ cây hoa loa kèn đã được một số cá nhân, tổ chức sử dụng trong nghiên cứu, phục vụ khoa học từ thế kỷ XIX. Năm 1880, scopolamine đã được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức Albert Ladenburg.
- Với thuộc tính dễ tan trong nước, khó bị phát hiện, bọn tội phạm đã sử dụng scopolamine để pha vào nước uống, trộn với đồ ăn để thôi miên, điều khiển người khác làm theo ý mình.

Cách trồng và chăm sóc cây hơi thở của quỷ (kèn của thiên thần) – cây hoa chuông
Cách trồng
- Cây có thể được trồng bằng cách giâm cành hay nó có thể tự mọc khi quả khô rụng xuống.

Cách chăm sóc cây hơi thở của quỷ (kèn của thiên thần)
Cây sức sống rất mạnh, không quá kén đất, ưa ánh sáng. Tốc độ sinh trưởng khá nhanh, tốn ít công chăm sóc. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:
- Về ánh sáng: cây ưa sáng. Nên trồng ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời sẽ cho hoa nhiều hơn, màu đẹp hơn.
- Về nước tưới: Cây ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Chú ý tưới lượng nước vừa đủ cho cây. Trung bình tưới nước cho cây 2-3 ngày 1 lần.
- Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Loại đất để cây mắt nai có thể sinh trưởng tốt là: đất tơi xốp giàu chất hữu cơ và giữ ẩm tốt
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt từ 18-25 độ C
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình-cao, khoảng 75%.
- Phân bón: Cần bổ sung NPK cho cây 1 tháng 1 lần cho cây.
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, chủ yếu là sâu ăn lá. Cần chú ý phun thuốc cho cây.
- Cắt tỉa: Cắt bỏ nhưng thân già, yếu để tạo độ thông thoáng giúp cây quang hợp tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc (0)