Cây Kim Ngân – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách chăm sóc


Cây Kim Ngân – Nếu bạn đang tìm một cây vừa đáp ứng về mặt phong thủy, trang trí và giá trị mang lại rất lớn thì cây Kim Ngân là một lựa chọn sáng suốt. Và để tìm hiểu tại sao Cây Kim Ngân lại được yêu thích đến vậy thì chúng ta cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về nó nhé.

Cây Kim Ngân
Kim ngân để bàn

Xem thêm:

Đặc điểm

Tên thường gọi: Cây Kim Ngân

Tên gọi khác: : Cây Kim Ngân Xuyến

Tên khoa học: Pachira aquatica

Họ: Bombáceas

Nguồn gốc xuất xứ: Khu vực đầm lầy của Mexico và miền bắc Nam Mỹ

Phân bố ở Việt Nam: trên toàn quốc

Cây Kim Ngân hay còn gọi là cây tiền vàng mang lại may mắn, tài lộc. Cây có thể để ở ngay bàn làm việc hàng ngày tại văn phòng hoặc trang trí trong nhà rất được yêu thích hiện nay. Cây Kim Ngân Trong phong thủy chúng được xem là loại cây mang lại thịnh vượng, giàu có, sung túc cho người trồng.

Cây Kim Ngân
Kim ngân thân mềm uốn khá dễ

Kim ngân trồng ngoài tự nhiên có thể phát triển mạnh, chiều cao thân đạt đến 18m với thân cây đơn to lớn. Chúng có nguồn gốc tại Châu Mỹ và thường sống tại khu sình, lầy. Chúng ra hoa thường vào khoảng tháng 4-11 hàng năm, tuy nhiên ở môi trường trồng làm cảnh quan hay phong thủy và có tác động của con người như hiện nay, rất hiếm để có thể thấy cây Kim Ngân nở hoa.

 

Quả kim ngân trong tự nhiên cũng khá lớn, có hình trứng , hơi thuôn, đường kính quả lên tới 10cm, khi chín sẽ chuyển sang nâu, bên trong là khoảng 10-20 hạt.

Cây Kim Ngân
Quả kim ngân

Về lá có khá nhiều tên gọi khác nhau, có người gọi là lá chân chim, lá kép chân vịt, nói chung là khá nhiều lá, thông thường sẽ có từ 7-9 lá (cây tự nhiên), nhưng với hình thức trồng làm cảnh, phong thuỷ hiện nay, thì cây kim ngân thường có 5 lá tượng trưng cho ngũ hành.

Kết quả hình ảnh cho hoa cây kim ngân

Tại Việt Nam, bạn có thể hỏi mua cây kim ngân với nhiều cái tên khác nhau như thắt bím, cây tiền (money tree plant – đây còn là tên tiếng anh của loại cây này), bím đuôi sam, bím tóc.

Mặc dù cây tên Kim ngân, nhưng đừng hiểu lầm là cứ trồng rồi sẽ có tiền, cây chỉ mang lại may mắn nếu đạt được các yếu tố cần thiết thì mới phát huy tác dụng thực sự. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo : Ý nghĩa phong thủy và tuổi, mệnh nào hợp với cây Kim Ngân?

Ý nghĩa cây kim ngân

  • Thân cây hình trụ to mập mạp, đứng vững trãi hiên ngang có ý nghĩa như bậc trượng phu, bậc chính nhân quân tử, rộng lượng bao dung.
  • Thân xoắn bện vào nhau là hình tượng đoàn kết là sức mạnh, tương trợ lẫn nhau để cùng phát triển.
  • Lá lúc nào cũng xanh mượt tươi tốt nên rất vượng phong thủy tiền tài, sức sống mãnh liệt.

Tác dụng của cây Kim Ngân

  • Ngoài tự nhiên được trồng để lấy gỗ,
  • cây trồng trong nhà hoặc để bàn dùng để làm sạch không khí, tăng cường oxy, đuổi muỗi, trang trí nội thất, tiểu cảnh non bộ.
  • Ngoài ra cây được dùng làm quà tặng khai trương, mừng tân gia với ý nghĩa công danh vững tiến, tiền bạc sinh sôi.

Hình ảnh có liên quan

Cách chăm sóc cây Kim Ngân

Kiến thức chăm sóc Kim Ngân tương đối nhiều, nhưng đầy đủ và chi tiết thì lại chưa thực sự được quan tâm. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách tốt nhất để chăm sóc cho cây được tươi tốt và lâu dài nhé.

Các yếu tố để giúp cây khỏe mạnh, tươi tốt

Nước

Trồng Kim ngân thì phải lưu ý vấn đề Nước. Việc thường xuyên tưới nước hay tưới quá nhiều mỗi lần thực sự không được khuyến khích vì có thể làm hỏng rễ cây, gây chết cây một cách tức tưởi. Vì vậy, mỗi tuần nhớ kiểm tra xem đất có ướt quá không, phải để đất khô nước giữa các lần tưới, nhưng cũng phải khéo đừng để khô quá, nghệ thuật ở đây là vừa đủ. Không cần tưới nước nhiều, cây trong nhà thì tưới 1 tuần một lần tưới dạng phun sương, cây ngoài trời thì 1,5 tuần một lần tưới ngập gốc sau đó để thoát nước hết.

Độ ẩm

Kim ngân là cây thích ẩm, nên đừng đặt ở những vị trí có không khí khô, nóng (kiểu như bị sấy khô, sạch nước). Trường hợp không đạt được độ ẩm cần thiết thì có thể dùng máy làm ẩm không khí đặt gần cây hoặc đặt chậu Kim ngân lên một khay đá cuội có nước (nhớ đừng cho nước thấm vào đất trong chậu). 

Ở bên Tây thì người ta còn nghĩ ra các đặt cây trong một cái chụp (như lồng bàn) có lỗ để cây thở hoặc trong một lồng kính lớn hơn vừa giữ ẩm vừa mang tính trang trí.

Ánh sáng

cây thích hợp trồng trong môi trường bóng râm, ánh sáng gián tiếp và nơi có độ ẩm từ trung bình đến cao. Tránh nơi có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp có thể dẫn đến cháy lá. Nếu cây ở nơi có ánh sáng yếu quá lâu sẽ khiến cây bị yếu và rụng lá. Tránh đặt cây tại nơi có nhiệt độ cao, khô nóng.

Đất trồng

Mỗi năm nên dành thời gian thay đất cho cây, đất mới thì nhiều dưỡng chất hơn, vì đất cũ đã bị hút hết rồi. Dù có thể bón phân thêm nhưng khuyên không nên làm vậy.

Kim ngân không kén đất nên thay đất miễn có đủ dinh dưỡng cần thiết là được, tuy nhiên, phải chú ý dùng đất ráo nước nhanh, giữ được ẩm. Để giữ ẩm tốt hơn thì có thể thêm dớn hoặc đá khoáng Vermiculite lên trên bề mặt, còn để dễ ráo nước thì dùng đá trân châu hoặc đá bọt.

don-va-da-vermiculite.png

Trường hợp thay đất mà đổi luôn chậu thì nhớ đừng thay chậu quá lớn so với chậu cũ nhé, lớn hơn một tí là được rồi. 

Phân bón

Bón phân vi sinh NPK cho cây, bón từ 1 đến 2 tháng 1 lần bằng cách hòa vào nước rồi tưới vùng quanh gốc. Giai đoạn cây lớn nhanh thì cần bổ sung thêm. Vào mùa đông thì không cần bón phân cho cây.


Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang