Cây Lộc Nhung – Hay còn có tên gọi khác là cây Sừng Hươu… Cây thuộc họ Xương rồng và có nguồn gốc từ những nước Nam Mỹ. Cây ngoài dùng để làm cây cảnh trang trí, còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh cũng rất hiệu quả. Thêm nữa, theo phong thủy, cây này còn mang lại may mắn, thành công, thể hiện ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng nghỉ.
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Xem thêm:
- Cây Thẻ Bài – Cây Lệnh Bài
- Cây Quỳnh Giao là cây nào? Tại sao lại gọi là cây Quỳnh Giao?
- Cây Rêu May Mắn – Rêu Uyển Bá, Rêu Phong Uyển, Rêu Trường Sinh…
- Cây Dứa Tango – Cây Tango
Đặc điểm của cây Lộc Nhung – Cây Sừng Hươu
Đặc điểm chung
- Tên khoa học: Barringtoria Acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag hoặc Hatiora – Salicornioides
- Tên gọi khác: cây Sừng hươu, Trường Sinh Lá Rách
- Họ: Cactoideae Xương Rồng – Mọng Nước, Chi: Hatiora.
- Nguồn gốc: từ Nam Mỹ (Brazil). Nhiều tài liệu ghi từ vùng Đông Nam Á sau đó được trồng rộng rãi nhiều khu vực, các quốc gia trên thế giới.
- Tại Việt Nam cây được trồng ở nhiều nơi.
Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây có một thân chính, mọc ra các nhánh nhỏ theo hình tháp xếp cao thấp nhìn ấn tượng như sừng con hươu. Thân chia nhiều nhánh, các nhánh có độ lớn không chênh nhau nhiều.
- Mỗi nhánh có 4-5 khía chạy dọc từ gốc cho đến ngọn, có gai nhỏ không quá cứng như các loại xương rồng khác.
- Lá: Cây không có lá hoặc lá liền thân, trông giống cành. Lá màu xanh và mọc đối nhau, có mép hình răng cưa và trên mặt nhẵn bóng.
- Hoa: Hoa của cây mọc từ ngọn và có kích thước nhỏ. Hoa có 4 cánh màu vàng. Cây cho hoa quanh năm có màu vàng, sau khi hoa tàn kết trái và có rất nhiều hạt.

Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển tương đối nhanh, sức sống khỏe, bền bỉ, chịu khắc nghiệt tốt.
Ý nghĩa của cây Lộc Nhung – Cây Trường Sinh lá rách
- Thân cây có dáng thẳng thể hiện sự phấn đấu vương lên không ngừng, hình như những chiếc sừng nai nhỏ, xinh xắn đáng yêu, màu xanh tươi có sức sống.
- Trong phong thủy, cây phù hợp với gia chủ mạng hỏa, mộc, thủy. Cây còn mang lại sự may mắn, thành công cho những ai sở hữu nó

Công dụng của cây Lộc Nhung – Cây Sừng Hươu
Công dụng trang trí
- Cây mang sắc lá xanh hài hòa với kích thước nhỏ, xinh xắn và bề ngoài độc đáo, lạ mắt. Cây thường được dùng làm cây trang trí nội ngoại thất rất phù hợp và cuốn hút. Cây cũng thường được dùng để trang trí văn phòng, sảnh, hành lang….
Công dụng lọc khí và cải thiện môi trường
- Cây có khả năng hấp thụ ánh sáng và bức xạ từ màn hình máy tính rất cao nên là một lựa chọn cho những người hay phải làm việc với máy tính cực kỳ tốt.
- Chỉ cần 1 chậu cây Sừng Hươu nhỏ đặt cạnh màn hình máy tính là bạn đã có thể làm giảm lượng bức xạ có hại cho cơ thể và bớt lượng ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt.

Công dụng trong y học chữa bệnh
- Loài này có vị ngọt chát, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, tiêu sưng… Nên chúng được chọn làm một số bài thuốc trong đông y rất hiệu quả. Trên thực tế người ta hay dùng lá cây còn dùng để trị mụn nhọt, vết thương, bị bỏng, ngứa, lở loét… bằng cách giã nát lá cây ra và đắp lên chỗ bị đau, bị thương đó.
- Chúng còn có thể trị được bị rắn cắn. Người dân Châu Á dùng lá cây để sát khuẩn, và trị được chứng bệnh đau đầu. Có một số nơi lại dùng lá cây trị sốt, ho, cảm lạnh…
Cách trồng và chăm sóc cây Lộc Nhung – Cây Trường sinh lá rách
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: Loại cây này có thể tái sinh từ lá hoặc thân cây nếu rơi rụng xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ cho lên một cây mới.

Cách chăm sóc cây Lộc Nhung – Cây Sừng Hươu
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, chịu khô hạn tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa sáng nhẹ hoặc khuếch tán. Cây thích hợp với môi trường điều hòa, văn phòng, tuy nhiên, bạn cũng cần cho cây ngoài ánh sáng 2-3 lần/ tuần để cây hấp thụ tốp hơn các chất dinh dưỡng.
- Về nước tưới: cây không ưa nước và thích độ ẩm trung bình, nên chỉ cần tưới với chu kỳ 1-2 lần/tuần cho cây là vừa đủ. Chú ý là nhiều nước sẽ gây úng cây. Tùy theo môi trường để cây mà cung cấp lượng nước cho phù hợp, nếu để ngoài trời nơi có môi trường nóng đất nhanh mất nước thì 1 tuần tưới 2-3 lần hoặc cách ngày tưới.
- Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và có độ thoát nước tốt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 22-27 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 55-60%.
- Phân bón: Mỗi 2-3 tháng nên bón phân cho cây 1 lần, các loại phân nhả chậm quanh gốc cây, bón lá…
- Sâu bệnh: Cây dễ bị úng nước, úng rễ nên chú ý chỉ tưới vừa đủ và ít nước cho cây. Chú ý cây cũng dễ bị nấm gốc, cần phun thuốc và xử lý kịp thời để tránh lây lan.