Chắc hẳn nhiều người đã quá quen thuộc với loài cây này, nhất là giới chơi thủy sinh, cây cảnh, cá cảnh hay tiểu cảnh, décor. Cây Lưỡi Mèo cùng họ với cây lưỡi hổ nên ngoài những công dụng trang trí nó còn cung cấp oxy bất kể ngày hay đêm, giúp cho môi trường xung quanh lúc nào cũng ngập tràn sức sống.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây lưỡi mèo trong bài viết này nhé.

Xem thêm:
Đặc điểm của cây lưỡi mèo
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata var. hahnii Hort.
Thuộc họ Agavaceae có xuất xứ từ châu Á và châu Âu
Cây thuộc dạng thân thảo, dáng cây nhỏ, thấp, sống lâu năm và có chiều cao chừng 15-30cm.
Lá lưỡi mèo xếp lại đan xen với nhau có hình dạng giống như một bông nếu nhìn từ trên xuống. Lá có hình bầu dục, nhọn ở đầu, lá nhẵn, cứng và bóng, mọng nước. Lá lưỡi mèo có hai loại: màu xanh xám và loại có những sọc màu xanh đậm chạy ngang và loại lá xanh đậm hòa trộn với màu kem.
Thân và lá lưỡi mèo đều cứng cáp tuy nhiên khi rách sẽ rách theo chiều dọc cả lá, nên cần cẩn thận. Hoa lưỡi mèo màu xanh trắng mọc thành cụm thon dài, có mùi thơm, tuy nhiên rất ít gặp hoa.
Quả tròn, nhỏ, màu cam.

Công dụng và ý nghĩa của cây lưỡi mèo thủy sinh
Công dụng
Lưỡi mèo thủy sinh có kích thước và hình dáng nhỏ nhắn, lại dễ chăm sóc, hình dáng đẹp và sang trọng nên thường được người ta trồng tại các bình, chậu nhỏ để ở trên bàn làm việc, bàn học, cửa sổ hay ban công mang đến bầu không khí tươi mới, sinh động cho môi trường xung quanh.
Ngoài ra, nó còn được dùng để trang trí trong các tiểu cảnh sân vườn, bể cá, … giúp người ngắm nhìn có một cảm giác thư thái hơn, tập trung công việc tốt hơn.
Lưỡi mèo cũng có khả năng cung cấp nhiều oxy vào ban đêm (các loài cây khác buổi đêm thường nhả CO2) nên thích hợp trồng trong phòng ngủ để đem đến giấc ngủ sâu.

Ý nghĩa cây lưỡi mèo
Cũng giống như lưỡi hổ, cây lưỡi mèo có ý nghĩa phong thủy đem lại sự may mắn và sự trường tồn, bền bỉ đến với chủ nhân.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo
Cách trồng
Người ta thường trồng lưỡi mèo bằng cách tách bụi là chủ yếu.

Cách chăm sóc cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây có sức phát triển rất khỏe, sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, đôi khi không cần gì cây cũng phát triển, nảy mầm. Nhưng để cây phát triển ổn định và thuận lợi, ta cần chú ý một số đặc điểm sau:


- Ánh sáng: Hạn chế cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cây lưỡi mèo không ưa ánh sáng trực tiếp mà chỉ thích hợp với lượng ánh sáng gián tiếp hoặc bán phần. Nếu để cây bị nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá.
- Nhiệt độ: lưỡi mèo sống tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18-26oC, ưa mát tuy nhiên cây vẫn chịu được nóng, chịu rét kém nhưng sống tốt trong môi trường điều hòa.

- Để tạo chậu thủy sinh lưỡi mèo bạn chỉ cần rửa rễ, thân lá sạch sẽ rồi cho vào bình thủy tinh có nước. Hàng ngày thay nước cho bình trong vòng 1 tuần tránh làm úng, hỏng rễ, thối rễ. Sau đó hòa dung dịch thủy sinh vào cốc thủy tinh rồi chuyển cây sang. Chú ý cứ 10-15 ngày thì nên thay dung dịch, rửa lá, rễ cây một lần thế là chúng ta đã có cây lưỡi mèo thủy sinh.
Ý kiến bạn đọc (0)