Cây Lựu Hạnh – Cây hoa lựu – Lựu kép


Cây Lựu Hạnh – Nó chính là cây lựu nhưng có chút khác biệt là cây cho hoa và hoa cánh kép khác với cây lựu cho quả vốn là hoa cánh đơn. Loài cây này có ý nghĩa mang đến tài lộc và may mắn, hạnh phúc cho gia chủ. Cây ngoài dùng để trang trí cảnh quan sân vườn, tạo cảnh bonsai… cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong Đông Y rất công hiệu nữa.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây lựu hạnh hay còn gọi là cây hoa lựu
Cây lựu hạnh hay còn gọi là cây hoa lựu, lựu kép

Xem thêm:

Phân biệt cây lựu hạnh và cây lựu

  • Lựu chia thành hai loại: cây lựu cho hoa hay còn gọi là lựu hạnh. Cây lựu cho quả. Lựu cho quả thường có hoa cánh đơn, thân cành và cây phát triển to. Còn lựu hạnh thì phần lớn có hoa cánh kép, màu đỏ tươi hoặc màu đỏ cam.
  • Ở Việt Nam cây lựu hạnh phổ biến là loại cây có hoa màu đỏ rực rỡ. Lựu hạnh nở hoa quanh năm, mùa đông lạnh hoa càng đẹp, còn những nơi thiếu nắng thì cây lựu hạnh ít ra hoa, nếu có hoa thì hoa cũng xấu.
Cây lựu quả
Cây lựu quả có cánh hoa đơn
hoa lựu hạnh
hoa lựu hạnh có cánh hoa kép

Đặc điểm của cây lựu hạnh – cây hoa lựu

Đặc điểm chung

  • Tên khoa học: Punica grantatum
  • Tên gọi khác: cây hoa lựu, cây thừu lựu, thạch lựu, lựu kép
  • Họ: Myrtaceae Punicaceae
  • Nguồn gốc: từ đất nước Ba Tư và các miền ôn hòa ở Nam Châu Á, Nam Châu Âu và Bắc Phi.

Đặc điểm hình thái

  • Lựu hạnh là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ khoảng 4 đến hơn 8m. Thân non và thân già khác nhau ở màu sắc. Khi non, thân cây có màu xám hơi đỏ, vuông. Khi thân cây già thì có màu xám, tròn. Phần thân có ít gai và ngọn của cành thường biến đổi thành gai. Cây lựu hạnh là loại cây sống lâu năm, từ khi có nhánh đã phân cành từ gốc thành bụi dày. Cành non thường vươn dài.
  • Cây lựu hạnh là loại cây lá đơn, mọc đối nhau, mép lá nguyên, không có răng cưa, hình thuôn dài và hơi uốn lượn, ngọn lá thon nhọn, phần gần cuống lá hình chót buồm. Lá lựu hạnh có cuống ngắn, màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Cả hai mặt lá đều nhẵn. Đường gân nằm ở giữa lá. Mặt dưới có màu đỏ, gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu. Cuống lá cũng có màu đỏ
  • Hoa Lựu Hạnh mọc đơn chiếc hoặc tụ lại thành cụm 3 đến 4 bông ở ngọn cành hay ở phần nách lá. Hoa to có nhiều cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5 đến 6 lá đài hợp ở gốc, hoa chứa rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Hoa lưỡng tính và thường được nở vào mùa hè, chỉ ra hoa mà không đậu quả
Cây lựu hạnh được dùng nhiều để trang trí
Cây lựu hạnh được dùng nhiều để trang trí

Ý nghĩa của cây lựu hạnh – cây lựu kép

  • Trong phong thủy, người ta tin rằng trồng cây lựu hạnh trong nhà dường như mang đến may mắn, nhiều tài lộc, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống…
  • Lựu kép còn là quốc hoa của Tây Ban Nha, mang vẻ đẹp quyền quý, sang trọng và cát tường, phồn vinh.
  • Cây còn mang khả năng trừ tà, chướng khí và hạn chế được những sự việc không đáng có trong gia đình, giúp gia đình thêm êm ấm, hạnh phúc.

Công dụng của cây lựu hạnh – cây hoa lựu

Công dụng trang trí

  • Cây lựu hạnh với hoa màu cam hoặc đỏ tươi này thường ra hoa quanh năm. Hoa mang ý nghĩa đến sự quyền quý, sang trọng và phồn vinh. Do đó nó được nhiều người yêu thích troongftrang trí sân vườn, cảnh quan và cũng có thể trồng trong chậu trưng bày rất đẹp mắt.
Cây hoa lựu bonsai
Cây hoa lựu bonsai

Công dụng tạo hình nghệ thuật

  • Giới nghệ nhân cây cảnh thường dùng loại cây này để uốn các thế cây bonsai rất đẹp để trưng bày.

Công dụng trong y học chữa bệnh

  • Trong y học, các bộ phận của cây lựu hạnh từ rễ, thân, lá, hoa, quả đều được dùng để làm thuốc. Thuốc được làm từ thành phần của cây lựu hạnh dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, bỏng, viêm đường hô hấp, tẩy giun sán, bệnh giang mai, bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt.

Cách trồng và chăm sóc cây lựu hạnh – cây lựu kép

Cách trồng lựu hạnh – cây hoa lựu

  • Phương pháp nhân giống: có 2 cách khác nhau để trồng được loài cây này đó là giâm cành và chiết cành.

Cách chăm sóc cây lựu hạnh – cây lựu kép

Cây Lựu Hạnh có thể sống đến hàng trăm năm nếu ở trong điều kiện sống lý tưởng. Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

  • Về ánh sáng: Cây ưa sáng nên để cây ngoài ánh sáng càng nhiều càng tốt, hoa sẽ phát triển nhiều và màu sắc rực rỡ hơn.
  • Về nước tưới: Cây thân gỗ nhỏ nên cần lượng tưới nước trung bình, chịu ngập úng kém. Chú ý tưới nước cho cây khi mặt đất se khô. Trung bình ngày 1 lần vào sáng sớm.
  • Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhân cây phát triển tốt trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ: Cây hoa hồng nhung ưa thích khí hậu nhiệt đới, cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây kém phát triển.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
  • Phân bón: Nên bón nhiều lần với số lượng ít tránh lãng phí, tạo điều kiện để cây dễ hấp thu. Nên bón phân hữu cơ đã hoai mục để giúp cây phát triển bền vững, hoa thơm và lâu tàn. Lưu ý, không nên bón nhiều phân đạm, cành cây sẽ mọc dài, không đơm hoa. Trong mùa sinh trưởng, ta nên bổ sung phân cho cây. Phân phù hợp nhất là phân NPK, phốt phát, phèn super…Tốt nhất nên lựa chọn những loại phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm các phân lân hóa học, phân vi lượng để giúp cây duy sinh trưởng phát triển tốt và cho hoa quanh năm
  • Sâu bệnh: Cây lựu dễ bị xâm nhập bởi rệp sáp và rầy mềm. Cần thường xuyên chú ý đến tình trạng của cây để kịp thời phòng trừ sâu bệnh.
  • Cắt tỉa: Muốn cây lựu hạnh có dáng đẹp thì chúng ta cần cắt tỉa để tạo dáng cho cây. Khi cây lên cao, cắt xuống cách đất khoảng 20 đến 30cm. Lưu ý, khi cắt cần để lại 2 đến 4 nhánh để làm sườn cây để tạo thành dáng ưa thích.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang