Có thể bạn chưa biết có 1 loại quả có vỏ màu nâu giống hồng xiêm thế nhưng ruột lại vừa giòn ngọt vừa mát giống như quả lê . Loại quả khu vườn xanh muốn nhắc đến trong bài viết này chính là quả mắc cọp. Bài viết dưới đây khu vườn xanh sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây mắc cọp là cây gì cũng như cách trồng cây mắc cọp nhé.
I. Đặc điểm cây mắc cọp.
Tên khoa học : Cây Mắc cọp có tên khoa học là Pyrus granulosa.
Họ: Mắc cọp là cây thuộc họ với cây lê vì vậy còn được gọi là cây lê nâu.
Cây mắc cọp trước kia là cây mọc hoang dại trong rừng nhiệt đới châu Á thế nhưng hiện tại đã được gây giống và trồng nhiều tại nhiều khu vực. Tại Việt Nam mắc cọp phân bố nhiều ở vùng đồi núi vùng Lạng Sơn, Cao Bằng.
Nhìn diện mạo từ gốc, thân, lá kể cả hoa mắc cọp đều rất giống với cây lê, khác biệt nhỏ đó là lá mắc cọp dày và nhỏ hơn . Cây mắc cọp thường nở hoa vào mùa xuân, hoa có màu trắng kết thành chùm 3 đến 5 bông như hoa lê.
Quả có hình dạng và màu sắc giống quả lê thế nhưng nhỏ hơn rất nhiều, do hoa kết chùm nên quả mắc cọp cũng thường kết thành chùm từ 3 đến 5 quả. Mặc dù khi còn xanh quả mắc cọc có vị chát thế nhưng đến khi chín quả mắc cọp lại rất giòn, ngọt và có mùi thơm đặc trưng.
Trước kia mắc cọp là loại quả dại ở miền núi thế nhưng gần đây loai quả này đã được thương phẩm hóa do vị ngon và giòn của nó.
II. Cách trồng cây Mắc Cọp.
1. Phương pháp trồng cây mắc cọp.
Cây Mắc Cọp được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt. Cây được chọn làm gốc ghép là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Để cây đạt năng suất cao cây được chọn làm gốc ghép phải là cây nhân giống bằng phương pháp gieo hạt.
Cây giống Mắc Cọp đạt chuẩn xuất vườn giống là cây khỏe mạnh ko sâu bệnh cao từ 70 đến 80cm có 1 đến 2 nhanh cây.
2. Chất đất, thời vụ trồng, mật độ trồng cây mắc cọp.
– Cây Mắc Cọp là loại cây không kén đất vì vậy dễ trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao thì đất trồng phải giàu dinh dinh, tơi xốp có khả năng giữ độ ẩm cao. Để mắc cọp có thể nhanh phát triển cần phải làm đất kỹ trước khi trồng cây.
– Thời vụ trồng cây mắc cọp: Mùa xuân tại miền Bắc (từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 2 dương lịch năm sau) lúc khí hậu mát mẻ.
– Mật độ trồng măc cọp: Vì là cây thân gỗ với tán lá rộng nên khi trồng mắc cọp cần giữ khoảng cách thông thoáng giữa các cây. Mật độ trồng mắc cọp thích hợp nhất là từ 350 – 400 cây/ha, khoảng cách giữa các cây 6 đến 7m, giữa các hàng cách 6 – 8m.
3. Chuẩn bị đất trồng Mắc Cọp.
– Đào hố trồng: Hố trồng cây Mắc Cọp cần đào với kích thước 70x70x70 cm, khi đào cần chú ý để lớp đất mặt riêng và lớp đất dưới đáy riêng.
– Trước khi trồng mắc cọp xuống hố cần bón phân lót mỗi hố với lượng phân như sau: 1kg vôi bột + 0,5 kg supper lân + 20 kg (hoặc thay thế phân hữu cơ bằng 10kg phân vi sinh).
Trộn đều phân bón lót với lớp đất mặt rồi đưa xuống đáy hố. Phủ đầy hố trước khi trồng cây 25-30 ngày để ủ phân. Chờ thời tiết thuận lợi mới trồng mắc cọp.
4. Kỹ thuật trồng cây cây Mắc Cọp
Dùng chép bới 1 hố to hơn bầu cây giống ở giữa hố trồng, đặt cây mắc cọp giống vào vị trí, sau đó dùng dao rọc nhẹ nhàng dạch vào bầu cât, đặt cây vào vị trí giữa hố trồng, lấp đất sao cho giữ chặt cây.
Sau khi trồng cây giống mắc cọp xong cần tưới nước ngay để cung giữ ẩm cho đất và giúp bộ rễ nhanh phát triển hơn. Nếu vùng có gió nhiều cần dùng cọc cắm để cố định cây.
III. Cách chăm sóc cây Mắc Cọp.
1. Chế độ tưới, làm cỏ.
– Mắc cọp là cây thân gỗ vì vậy cần cung cấp đủ nước cho cây thì cây mới sinh trưởng phát triển khỏe mạnh được. Cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây trung bình 2-3 lần/tuần, mùa khô hạn cần tưới nhiều lần hơn.
– Tương tự các cây khác khu vực trồng mắc cọp cũng cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh giữ thoáng mát để hạn chế sâu bệnh hại. Cần làm sạch cỏ xung quanh gốc cây để tránh cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây. Nên làm sạch cỏ 2 3 lần 1 năm, đồng thời có thể xới toàn bộ cỏ xung quanh 1 lần trên 1 năm.
2. Cách cắt tỉa cành.
– Để mắc cọp đạt năng suất cao cũng cần thường xuyên cắt tỉa cành. Việc cắt tỉa cần thực hiện ngay từ năm thứ nhất trồng mắc cọp đến năm thứ 3. Cần làm tán cây và tạo bộ khung ngay từ khi cây còn nhỏ.
– Sau khi trưởng thành, để mắc cọp cho năng suất cao sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa cẩn thận, cắt tỉa những cành già yếu, cành tăm, những cành bị sâu bệnh hại tấn công cũng cần được loại bỏ.
3. Cách bón phân cho cây mắc cọp
– Khi bón phân cho cây mắc cọp cần xác định độ tuổi của cây để thay đổi số lượng phân bón. Tùy thuộc vào năng suất cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây mà điều chỉnh lượng phân bón phù hợp. Lượng phân bón có thể bón như sau:
+ Thời kỳ kiến thiết cây (3 năm đầu trồng cây): 20 – 30kg phân hữu cơ; 0,5kg đạm; 1kg super lân; 0,5kg kali; 1kg vôi bột.
+ Thời kỳ kinh doanh: Trùng bình mỗi cây bón 30 – 40 kg phân hữu cơ, 1kg đạm; 1,5- 2 kg supper lân ; 0,7 – 1 kg Kali ; 1kg vôi bột.
– Thời kỳ bón phân cho cây:
+ Lần 1: Bón nuôi lộc, nuôi hoa vào tháng 2 tháng 3 với tỉ lệ 40% Đạm 30% Kali.
+ Lần 2: Bón nuôi quả và lộc vào tháng 5, đầu tháng 6 cũng với tỉ lệ 40% Đạm 30% Kali.
+ Lần 3: Bón phân cho cây sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành để cây phục hồi vào tháng 10, tháng 11: Bón toàn bộ phân hữu cơ + lân + vôi bột + 20% phân kali. Thời gian nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 6 cần bón bổ xung: 5% Đạm Urê + 5 % KCL theo phương pháp hòa nước tưới xung quanh gốc, tiến hành tưới 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày khi thời tiết râm mát để bổ sung dinh dưỡng nuôi quả.
– Cách bón phân hiệu quả: Đào rãnh xung quanh tán cây với độ sâu 20cm, rải đều phân vào rãnh và lấp đất lại. Riêng phân đạm và kali cần gạt lớp cỏ ở gốc rồi rắc phân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó phủ lớp đất lên để phân bón thấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón.
IV. Cách thu hoạch và bảo quản quả Mắc Cọp.
– Khi mắc cọp chín vỏ quả sẽ chuyển màu nâu đậm là có thể thu hoạch. Khi thu hái mắc cọp cần nhẹ nhàng tránh làm dập nát hoặc sây sát quả. Khi hái quả trên cây mắc cọp nên tránh làm tổn thương cây. Quả mắc cọp thu hái xong cần xếp vào thùng gỗ hoặc túi bọc, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản quả mắc cọp ở nơi khô ráo thoáng mát.