Cây Mai Chiếu Thủy – đặc điểm, công dụng và ý nghĩa


Cây Mai Chiếu Thủy – hay còn gọi là Mai Chấn Thủy, Mai Chiếu Thổ. Cây có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh, bonsai, cây cảnh trang trí sân vườn… mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia đình. Cây còn dễ trồng, sức sống khỏe, hoa thơm ngát, có thể ra hoa quanh năm.

Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây mai chiếu thủy
Cây mai chiếu thủy

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Mai Chiếu Thủy (Mai Chấn Thủy)

Tên khoa học: Water Jasmine/Wrightia religiosa Hook.f

Tên gọi khác: Mai Chấn Thủy, Mai Chiếu Thổ, Mai Lá Nhỏ.

Họ:  Apocynaceae (họ trúc đào)

Nguồn gốc:  từ các nước Đông Dương

  • Là cây thân gỗ, sống lâu năm cành lá sum suê dễ tạo hình và uốn nắn. Thân cây chắc khỏe và dẻo dai, Một số cây lâu năm đường kính thân khoảng 30cm-70cm và có nhiều u nần, một số cây dạng bonsai được giữ chiều cao hạn chế, chủ yếu tạo dáng ở thân và môt số chi. Thân có nhựa trắng hơi dính.
  • Lá cây mai chấn thủy có hình trái xoan đến giáo mác nhọn ở đính và góc ở phần gốc. Lá xanh bóng không có lông, phía bên dưới màu xẫm hơn.Trên phiến có nhiều gân nhỏ. Lá đơn và mọc đối xứng nhau, lá có cuốn ngắn, ở mỗi điều kiện sinh trưởng khác nhau thì lá có kích thướt to nhỏ cũng khác nhau.
  • Hoa mai chấn thủy nhỏ, màu trắng tinh, mọc thành chùm tập trung ở ngọn các cành. Hoa cây mai lá nhỏ mọc hướng xuống dưới có 5 cánh, cuốn hoa dài, bầu nhụy nằm ở giữa cánh hoa. Hoa nở cũng  nhanh tàn và có mùi thơm nhẹ.
  • Sau khi hoa tàn thì cây sẽ ra quả , quả của cây mai lá nhỏ nhỏ và dài khoảng 15cm-20cm màu xanh. Quả thường mọc thành chùm ít nhất là hai quả và thòng dài xuống phía dưới. Trong quả có nhiều hạt nhỏ màu đen
  • Mai chiếu thủy có 3 loại: Lá lớn, Lá Trung và Lá Nhỏ (Lá Kim). Về màu da của cây,  trong 3 loại đó còn có Màu Đen, Xanh, Vàng, Trắng, hiện nay trong các nhà vườn còn có nhiều giống được cho là bị đột biến gien và do “thổ nhưỡng” đặc biệt nên trồng được loại cây đó, như: Mai lá tứ, Kim thanh mai, Thanh mai…
Hoa cây mai chấn thủy còn gọi là chiếu thổ do hoa nở chúi xuống đất
Quả cây mai chiếu thổ
Quả cây mai chiếu thổ
Quả khô và hạt
Quả khô và hạt

Ý nghĩa phong thủy của cây Mai Chiếu Thủy (Mai Chấn Thủy)

  • Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai nên có tên gọi là mai, khi hoa nở luôn hướng xuống mặt đất nên gọi là chiếu thủy, chiếu thổ.
  • Cây mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia chủ chúng thường được trồng trong chậu, đặt ở cổng, trang trí sân vườn… và được xem là loại cây trấn yểm tài lộc cho gia chủ. 

Công dụng của cây Mai Chiếu Thủy (Mai Chiếu Thổ)

Công dụng trang trí

  • Cây có sức sống khỏe, dễ chăm sóc, phân nhiều cành nhánh lại dễ uốn, tạo dáng nên được nhiều người yêu thích dùng trong lĩnh vực trang trí. Cây có thể trồng nội ngoại thất đều hợp. Thêm nữa, cây trồng chậu trang trí đặt nội thất, sân vườn rất bắt mắt, nhất là lúc ra hoa, kết trái. Những cây bonsai có thế đẹp của loài mai này có giá rất đắt đỏ.

Công dụng làm quà tặng

  • Với ý nghĩa lớn lao, mang tài lộc đến cho gia chủ nên cây còn là món quà quý giá người ta dành tặng nhau mỗi dịp lễ tết, khai trương, tân gia…
Chậu mai chấn thủy bonsai
Chậu mai chấn thủy bonsai

Cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy (Mai chiếu thổ)

Cách trồng cây mai chiếu thủy

  • Người ta thường trồng cây bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành. Tuy nhiên để cây ổn định, nhanh cho hoa và hoa đẹp giống cây mẹ người ta thường dùng phương pháp chiết cành.

Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

Cây có sức sống khỏe, sức sinh trưởng tốt và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên cần lưu ý một số đặc tính của cây để chăm sóc cây được tốt nhất. Cụ thể:

  • Ánh sáng: Cây ưa sáng. Cây sống tốt ở nơi nhiều ánh sáng, không thích hợp trong râm mát. Tránh để cây dưới ánh nắng gay gắt.
  • Đất trồng: Cây ưa đất thị pha, thoát nước tốt và dinh dưỡng vừa phải.
  • Nước tưới: Chú ý nước tưới cần đầy đủ cho cây. Thiếu nước cây sẽ vàng lá, héo lá và yếu đi. Ngày tưới 1 lần là vừa đủ.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30 độ C rất phù hợp với các vùng có khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa cây sẽ đâm chồi nảy lộc mạnh mẽ, mùa nắng sẽ thay lá trổ hoa và phát triển chậm hơn.
  • Độ ẩm: cây ưa độ ẩm trung bình
  • Phân bón: có thể bón phân chuồng, lân, kali… ít cần phân đạm. Nên bón luôn phiên các loại phân sau khi bón cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thụ tốt nhất. Chú ý bón khoảng 1-2 tháng 1 lần.
  • Sâu bệnh: Là loại cây ít bị sâu bệnh và có sức chịu đựng cao khi gặp thời tiết bất thường tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm như đầu hoặc cuối mùa mưa cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.
  • Cắt tỉa: Chú ý cần cắt tỉa cành cho cây nếu như bạn muốn tạo các dáng cây mong muốn.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang