Cây Me Tây (Cây Muồng Tím, Cây Còng, Saman)


Cây Me Tây – Hay còn được gọi là cây Muồng Tím, Còng hay Saman. Cây xuất xứ từ Châu Mỹ Nhiệt đới và du nhập vào nước ta từ thời Pháp Thuộc. Hiện nay, với sức sống khỏe, thích nghi tốt, tán rộng, dáng cây, hoa đẹp, cây chủ yếu để làm cây công trình và cây tạo bóng mát. Ngoài tạo cảnh quan đường phố, cây còn dùng làm thuốc chữa bệnh và khai thác gỗ rất có giá trị.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây me tây
Cây me tây

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Me Tây – Cây Còng

Đặc điểm chung

Tên khoa học: Samanea Saman

Tên gọi khác: Cây Còng, Muồng Ngủ, Cây Mưa, Muồng Tím, saman

Họ: Đậu (Fabaceae)

Nguồn gốc: từ Châu Mỹ và được phân bổ rộng khắp tỉnh thành Việt Nam.

Cây còn gọi là cây muồng tím, muồng ngủ hay còng
Cây còn gọi là cây muồng tím, muồng ngủ hay còng

Đặc điểm hình thái

  • Thân Cây Me Tây cao và lớn từ 15m đến 25m, thậm chí ở điều kiện thích hợp loại cây này còn cao 50m. Tán lá và đường kính của lá rộng khoảng 30m. Vỏ cây màu đen.
  • Lá cây hình kép lông chim mang từ 6 hoặc 16 cặp lá nhỏ, trước khi mặt trời lặn hoặc trời mưa thì lá ngủ.
  • Hoa mọc thành từng cụm, hoa nhỏ có màu tím nhạt hoặc màu hồng, khi nở hoa bung rất đẹp và mùi thơm dịu nhẹ.
  • Quả dẹt, hạt dài khoảng 10 hoặc 15cm có cơm dính. Quả màu đen, kiểu dáng quả đậu, hạt đen và không nứt, phần thịt mùi dễ chịu và ăn được, có thể dùng làm thức ăn cho gia súc.
  • Lá của cây me tây rất đặc biệt, cứ mỗi khi trời mưa lá của chúng sẽ khép lại nên tại nước ngoài gọi với cái tên là Rain Tree, tức là cây mưa. Ngoài ra, chúng còn có một đặc điểm “rất lợi hại”, cứ ban ngày lá cây bung nở xanh tươi nhưng tới chiều tối thì khép lại và hoa tỏa hương đêm
Hoa, lá cây me tây
Hoa, lá cây me tây
Quả me tây
Quả me tây

Công dụng của cây Me Tây – Cây Muồng Tím

Công dụng trang trí

  • Cây Còng có hình dáng và thế cây đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh, hoa màu tím nhạt và tán lá rộng. Chính vì thế mà cây được nhiều nơi ưa chuộng để trồng trang trí cảnh quan lấy bóng mát. Cây có thể trồng trên các tuyến phố, trường học, công viên, bệnh viện…
Cây trồng làm cảnh quan, lấy bóng mát rất tốt
Cây trồng làm cảnh quan, lấy bóng mát rất tốt

Công dụng lấy gỗ

  • Cây Còng được dùng để chế tác đồ gỗ hoặc một số đồ gia dụng trong gia đình như tủ, giường, bàn ghế…Loại cây này còn được chạm khắc hoặc thảm đồ lưu niệm như đồ trang trí trên tường, muỗng, thìa và nĩa…
  • Mặc dù, gỗ me tây không nằm trong nhóm những loại gỗ quý hiếm nhưng chúng lại có những thớ vân đẹp tuyệt vời, có thể so sánh các loại gỗ quý khác như gỗ Cẩm Lai, tuy nhiên vân Cẩm Lai có nét dày hơn. Về tính chất vật lý loại gỗ này nhẹ hơn các loại gỗ như gỗ hương, gỗ cẩm, gỗ lim… Nhưng không vì thế mà độ cứng loại gỗ này bị thấp. Hơn nữa, gỗ me tây còn được được đánh giá là khá bền chắc vì thế ngày nay gỗ me tây được áp dụng và chế tác các loại nội thất rất nhiều. Đặc biệt là các loại bàn ăn nguyên tấm. Giá gỗ thuộc nhóm trung bình.
Vân Gỗ me tây rất đẹp
Vân Gỗ me tây rất đẹp

Công dụng trong y học chữa bệnh

  • Cây được dùng làm đồ ăn cho gia súc hoặc làm thuốc. Theo quan niệm dân gian, lá cây và vỏ cây được dùng để làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, còn rễ cây dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hay vết thương ở cuống họng.

Công dụng khác

  • Ngoài ra, trái cây có chứa lượng protein dồi dào và được làm thức ăn cho gia súc như cừu, bò, dê…Ở Latinh còn dùng quả Cây Còng làm nước giải khát.

Cách trồng và chăm sóc cây Me Tây – Cây Muồng Ngủ

Cách trồng 

  • Phương pháp nhân giống: có 2 cách khác nhau để trồng được loài hoa này đó là gieo hạt và chiết cành.
Cây me tây giống
Cây me tây giống

Cách chăm sóc cây Me Tây

Cây Mưa có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với mọi thời tiết  từ môi trường khắc nghiệt ở đồi núi, vùng trung du đến thời tiết ven biển. Tuy vậy, bạn cần lưu ý một số yếu tố để cây có thể sinh trưởng một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:

  • Về ánh sáng: Cây ưa nắng , sáng. Tốt nhất nên chọn trồng cây những nơi có đầy đủ ánh sáng để cây quang hợp và tổng hợp các chất dinh dưỡng được tốt nhất.
  • Về nước tưới: Cây thân gỗ nhỏ nên cần lượng tưới nước trung bình, chịu ngập úng tốt. Chú ý tưới nước cho cây đều đặn trong 3 năm đầu. Cây chịu phèn yếu nên chú ý tưới cho cây nước có độ phèn thấp, tốt nhất là nước sạch.
  • Về đất trồng: Cây có thể sống và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù hợp nhất là đủ chất dinh dưỡng, giàu mùn và có độ ẩm tốt.
  • Nhiệt độ: Cây ưa thích khí hậu nhiệt đới, cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây kém phát triển.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
  • Phân bón: Nên bón phân  2 lần trong 1 năm, mỗi 1 đợt thì nên bón 0,1kg đến 0,3kg phân NPK và phân KCL. Số lượng phân bón sẽ tăng dần theo độ tuổi của cây. Để cây phát triển tốt thì lúc trồng bạn phải bón nhiều phân hữu cơ để giúp tạo chất dinh dưỡng cho Cây.
  • Sâu bệnh: cây Muồng tím là loại cây rất dễ bị sâu bệnh ăn lá và đục thân. Vì thế, khi trồng các bạn nên sử dụng loại thuốc Vibasu để bón gốc cây hoặc dùng Diazan, Karate và Anvil hòa với nước để xịt lá và thân cây..
  • Cắt tỉa: Chú ý cắt tỉa cho cây khi còn bé để cây phát triển tầm cao, sau đó cắt tỉa cành xung quanh để tạo tán cho hài hòa.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang