Cây phong lá đỏ – Công dụng, Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc


Cây Phong lá đỏ là một loại cây ngoại nhập, được du nhập vào Việt Nam thời gian cũng chưa xa, tuy nhiên loại cây này nhanh chóng được yêu thích của giới cây cảnh, trang trí văn phòng và các dự án công trình bất động sản. Lá của cây có sắc đỏ rực rỡ, nhìn như những đốm lửa khá đẹp và nổi bật. Đây chính là điểm khác biệt mà khiến nó thực sự thu hút ánh nhìn, xen lẫn sự lãng mạn. Cùng Khu Vườn Xanh khám phá loài cây này nhé.

Tên Khoa học là : Acer rubrum .

Nguồn gốc xuất xứ: Nhật Bản , Trung Quốc và Hàn Quốc

Tên gọi khác: cây phong đỏ tươi, đầm lầy phong, phong mềm, Carolina phong đỏ, Drummond phong màu đỏ, và phong nước

Giống cây: Hiện nay có rất nhiều giống Phong lá đỏ khác nhau do quá trình lai tạo, biến đổi theo từng khu vực sinh sống… Tuy nhiên, ta có thể phân làm một số nhóm chính:

  • Dissectum: Nhóm này lá có hình rang cưa, mỗi lá có 5-9 thùy.
  • Palmatum: Nhóm này có số tay lá từ 5-7 thùy
  • Linearilobum: Nhóm có 1 thùy dài với 5 nhánh lá
Cây phong lá đỏ
Cây Phong ở vườn nhà

Đặc điểm chính của phong lá đỏ

  • Cây Phong lá đỏ có lá màu đỏ khá đặc biệt, chia thành cách thùy khác nhau, số lượng thùy tùy thuộc vào từng loại giống sẽ có 5-9 thùy. Màu sắc lá tùy theo mùa, mùa xuân khi lá đâm trồi nảy lộc sẽ mang mày đỏ, rồi mùa hè lá chuyển màu xanh lá cây, mặt dưới màu trắng nhạt. Khi sang mùa thu, lá sẽ chuyển dần sang màu đỏ và rụng vào mùa đông.
  • Cây con có lớp vỏ mỏng, hơi mịn màu xám sang. Càng phát triển, lớp vỏ cây càng dầy và chuyển màu sẫm hơn. Thân cây có thể phát triển cao từ 6-10m, gỗ cây dùng để chế tạo bàn, các đồ mỹ nghệ khá được giá và thuộc loại quý.
  • Hoa cây phong lá đỏ màu đỏ cam, mọc thành từng chùm, rũ xuống. Quả cây phong lá đỏ thường được gọi là phím phong (Samaras) cũng thành chùm, chín vào tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6. Hạt của chúng thường có màu đỏ.
Cây Phong Lá đỏ
có lá màu đỏ khá đặc biệt

 

Công dụng của cây Phong lá đỏ

  • Cây phong lá đỏ với những đặc điểm đặc biệt của chiếc lá khá lãng mạn và thu hút, nên được trồng thành những cụm, hàng dài để thu hút khách tham quan, du lịch, cũng như chụp ảnh checkin.
cây còn được trồng để lấy bóng mát, trang trí
cây còn được trồng để lấy bóng mát, trang trí
  • Ngoài ra, cây còn được trồng để lấy bóng mát, trang trí cho khung cảnh đường phố.

Cây Phong lá đỏ

  • Những cây nhỏ, cây bonsai được các giới văn phòng cũng như các nhà décor săn đón với mục đích bài trí, trang trí chỗ ngồi làm việc, phong thủy tòa nhà…

Xem thêm những loại cây phong thủy khác: Cây Phong Thủy

Cây phong lá đỏ để bàn
Phong để bàn
  • Gỗ cây phong lá đỏ khá quý và có giá trị, nên thường được dùng để làm các đồ nội thất sang trọng.

Cách trồng cây Phong lá đỏ

  • Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây Phong lá đỏ

Phong lá đỏ là cây đến từ vùng ôn đới, do đó, cây có thể chịu khô và lạnh khá tốt. Ngoài ra, cây cũng có sức sống rất tốt tại các vùng có nhiệt độ, thời tiết khác nhau. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây là từ 18-26 độ C. Nếu nhiệt độ lên quá cao từ 32-40 độ C cây dễ bị cháy lá và rụng. Cây nên trồng ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời quá mạnh (tốt nhất là nên trồng với điều kiện bóng ½), thoát nước tốt, tránh gió mạnh gây mất nước.

  • Cách trồng

– Có nhiều cách trồng cây Phong lá đỏ: Gieo bằng hạt, cắt mầm từ gốc cây đem trồng, giâm cành, ghép cành…
– Đất trồng: Cây phong lá đỏ thích hợp với nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất vẫn là dạng đất đồi, phù sap ha mùn, xỉ than. Yêu cầu đất phải thoát nước tốt, tránh ngập úng. Lưu ý khi trồng cây trong chậu làm trang trí hoặc bonsai, cần bố trí cân đối, chậu phải đủ sâu để giữ cây, cho gốc và rễ bám, thoát nước tốt.
– Nước: Tùy thuộc vào từng mùa và từng loại khí hậu mà ta bố trí tưới nước cho cây hợp lý và đầy đủ. Ví dụ mùa mưa thì hạn chế tưới nước, mùa hè nóng bức, cây mất nước nhiều thì nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Cây trồng trong chậu thì cần theo dõi thường xuyên hơn vì độ ẩm trong đất không giữ đc lâu (do lượng đất ít), do đó cần tưới nhiều hơn. 
–  Phân bón cho cây: Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng kết hợp với các loại phân khác như NPK tổng hợp, phân bón vô cơ. Chú ý bón đều và thường xuyên trong 3 năm đầu tiên cho bộ rễ cây phát triển tốt.

Cây phong lá dỏ

Cách chăm sóc cây phong lá đỏ

  • Đề phòng các loại sâu và côn trùng

Phá hoại cây phong lá đỏ gồm có mấy loại sâu bọ sau:

Nhện ve, rệp và ốc sên. Rệp kích thước tuy nhỏ nhưng phát triển rất nhanh thành quần thể, ổ, hút các chất dinh dưỡng từ cây. Để diệt rệp, ta dùng thuốc diệt rệp có bán ở các cửa hàng là được. Ốc sên: Mục tiêu của giống loài này là lá và ngọn cây, những vết cắn, chất nhờn nó để lại có thể gây nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho cây. Nhện ve: loài này nhỏ bằng đầu pin, trú ngụ dưới lá và khá khó trị vì ẩn núp rất tốt. Chúng phát triển tốt nhất trong điều kiện thời tiết khô nóng.

 

  • Đề phòng các loại nấm, bệnh

Các loại nấm như: Nấm Botrytis, nấm Fusarium , nấm Verticillium thường ký sinh và gây hại cho cây phong lá đỏ. Các loại bệnh như: Bệnh bạc lá (các đốm nhỏ trên lá, lan to dần), bệnh này xuất hiện khi cây quá ẩm ướt. Vì thế nên giữ cho cây luôn thoáng khí. Bệnh Thán thư: Biểu hiện là những đốm nhỏ màu đỏ, tím sau lan rộng ra toàn lá.

Cần chú ý mua những loại thuốc diệt nấm và sâu bệnh cho cây để cây có thể phát triển ổn định và tốt nhất.


© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang