Cây Sen Đá Lá Tim – có tên gọi khác là Sen Đá Tim và có tên khoa học là Corpuscularia Lehmannii thuộc họ Xương Rồng. Cây mang ý nghĩa của một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn hay tình bạn bền chặt. Cây mang đến sức sống mãnh liệt, dễ trồng và dễ chăm sóc, lại nhỏ xinh. Cây hiện nay thường được nhiều người rất ưa chuộng dùng trong trang trí nội ngoại thất là chủ yếu.
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.
Xem thêm:
- Cây Sedum Dạ Quang – Sedum Vàng Chanh
- Cây Sen Đá Cánh Bướm Xanh
- Các loại sen đá hoa hồng
- Cây Sen Đá Nhật Nguyệt
- Cây sen đá quan âm – đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Đặc điểm của cây Sen Đá Lá Tim – Sen Đá Tim
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Corpuscularia Lehmannii
Tên gọi khác: Cây Sen Đá Tim
Họ: họ Xương Rồng
Nguồn gốc: …
Tại Việt Nam cây được trồng nhiều nơi, chủ yếu trong lĩnh vực trang trí.
Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây có thân thuộc dòng thân mọng nước. Hình dáng của cây khá nhỏ bé, chiều cao trung bình chỉ khoảng 10cm. Cây mọc thành nhiều nhánh tạo nên các bụi nhỏ khá đẹp mắt. Thân cây mềm, mọc thẳng đứng hoặc tách nhánh ngang. Khi trưởng thành, các thân cây con sẽ mọc lên tại nách lá.
- Lá: Lá cây màu xanh đậm, hình trái tim đặc trưng. Lá dày, khi mọc lên tường mọc 2 lá một giống hệt hình trái tim, nhìn cây rất cứng cáp và có sức sống.
- Hoa: Hoa có kích thước lớn so với thân. Cánh hoa nhiều, dài và mỏng màu trắng, nhị hoa màu vàng mọc ở giữa. Hoa thường mọc ở đầu nhánh.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm, ưa sáng, sức sống khỏe, bền bỉ, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu ấm áp và mát mẻ.
Ý nghĩa của cây Sen Đá Lá Tim – Sen Đá Tim
- Cây tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Những đôi tình nhân, hay đang yêu đơn phương đều dành tặng cho nửa kia của mình cây sen đá này, như muốn gửi gắm tình yêu của mình tới người nhận. Đồng thời, sức sống mãnh liệt của cây còn thể hiện tình cảm bạn bè bền chặt, tình thân lâu dài.
- Từ sức sống của cây, người ta quan niệm rằng mọi chuyện trên đời đều có hướng giải quyết của nó. Con người sẽ luôn ý chí, kiên cường để vượt qua khó khăn và thử thách.
- Về mặt phong thủy, cây đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì thế, nhiều gia đình vẫn luôn trưng bày trong nhà để cầu mong bình an, tiền tài sẽ về với gia đình.
Công dụng của cây Sen Đá Lá Tim – Sen Đá Tim
Công dụng trang trí
- Cây với hình dáng nhỏ, tạo hình lá như những khối hình trái tim nhỏ nhắn và lạ mắt nhìn rất cuốn hút. Cây phù hợp với những loại hình trang trí nội thất, trồng chậu nhỏ để bàn làm việc, bàn ăn hay bàn học… Cây cũng có thể trồng tạo tiểu cảnh, khóm hay viền, hoặc trên ban công…
- Cây không chỉ đem lại một không gian tươi xanh, gần gũi với thiên nhiên, giúp tâm hồn thư giãn thoải mái, mà còn làm tăng tính thẩm mỹ.
Công dụng làm quà tặng
- Với ý nghĩa to lớn tượng trưng cho tình bạn, tình yêu, và sự vươn lên trong cuộc sống, đem lại may mắn, tài lộc, cây là một sự lựa chọn tuyệt vời để dành tặng cho những người ta yêu quý.
Cách trồng và chăm sóc cây Sen Đá Lá Tim – Sen Đá Tim
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách tách nhánh hoặc giâm cành.
- Giâm cành là biện pháp rất dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian. Bạn chỉ cần sử dụng các dụng cụ sắc nhọn, tách phần cành và giâm chúng vào bầu đất.
- Phương pháp này cũng có tỉ lệ thành công cao và giữ được những tính trạng tốt mong muốn của cây mẹ.
- Lưu ý khi tiến hành phương pháp này cần đảm bảo đủ độ ẩm cho đất và có thể bổ sung các loại phân bón để tăng chất dinh dưỡng giúp rễ cây phát triển nhanh và chắc khỏe.
Cách chăm sóc cây Sen Đá Lá Tim – Sen Đá Tim
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa ánh sáng và nơi thoáng mát. Cây thích nhất ánh sáng buổi sớm và xế chiều. Nếu được, hãy đem phơi nắng mỗi ngày, tránh thời gian trời nắng gắt.
- Về nước tưới: Cây có nhu cầu nước tưới trung bình – thấp. Bạn chỉ cần tưới 1 – 2 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết mà thay đổi linh hoạt. Hãy tưới đẫm nước rồi đợi khoảng 1 tuần khi mặt đất bắt đầu khô lại thì mới tưới tiếp.
- Về đất trồng: Đất trồng của cây không cần quá màu mỡ, nhưng cần thoát nước tốt, tơi xốp. Mỗi năm bạn có thể thay đất từ 1-2 lần để hạn chế được các loại sâu bệnh cho cây.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18-27 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 55-60%.
- Phân bón: Mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, các loại phân hữu cơ, NPK nhả chậm.
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh. Các bệnh thường gặp như lá bị nhăn, bị héo hoặc xuất hiện đốm đen. Điều này cho thấy cây đang bị bệnh và bạn cần chăm sóc tốt hơn, có thể cần can thiệp bằng phun thuốc.
Ý kiến bạn đọc (0)