Cây Sen Thơm – Loài cây để bàn nhiều công dụng và ý nghĩa


Chắc hẳn ít nhiều bạn hiện nay đã quen thuộc với loài cây sen thơm này. Trước đây, người ta thường trồng nó ngay tại vườn nhà hoặc trong thùng xốp để thi thoảng ngắt vài ngọn, lá cây dùng chữa bệnh đường hô hấp rất công hiệu. Ngày nay, giới nghiên cứu còn chỉ ra thêm một số lợi ích của cây này nữa như mùi hương giúp tinh thần sảng khoái, xua đuổi côn trùng ruồi muỗi…

Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về cây sen thơm này nhé.

Cây sen thơm
Cây sen thơm

Xem thêm:

Đặc điểm của cây sen thơm

  • Cây Sen thơm còn có tên gọi khác là Nhất Mạt Hương.
  • Tên khoa học là Echeveria.
  • Đây là loại cây cảnh thuộc họ cây lá bỏng
  • Sen thơm cũng là một loại sen đá, tuy nhiên nó có hình dáng khá khác biệt.
  • Điểm khác biệt nữa của cây sen thơm là lúc nào cũng toát ra một hương thơm dịu nhẹ, quyến rũ.
  • Thân cây cao trung bình khoảng 10-20cm, tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng mà cây có kích thước khác nhau. Cây có lương ánh sáng nhiều thì lại thấp hơn so với cây ít ánh sáng.
  • Lá cây Sen thơm màu xanh tươi cùng phần đầu lá màu đỏ tía rất bắt mắt, và thân lá dẹt và mỏng. Cây sẽ tiết ra mùi Hương thơm dịu nhẹ, rất dễ chịu khi ta chạm nhẹ vào lá hoặc thân. Phần mép lá của cây có hình gợn sóng hoặc răng cưa.
  • Rễ sen thơm thuộc loại rễ cọc (khá đặc biệt với một loài thân nhỏ lại có rễ dạng cọc), dài và thuộc họ rễ chùm bao quanh lấy khu đất để dễ dàng hút chất dinh dưỡng.
  • Loài cây này thích sống ở những vùng đất có khí hậu mát mẻ, ưa bóng râm và có khả năng sinh trưởng mạnh.
 cây hoa đá (sen đá) có mùi hương rất dễ chịu
Là một loại cây hoa đá (sen đá) có mùi hương rất dễ chịu

Công dụng của cây sen thơm

Công dụng trang trí:

Với hình dáng, kích thước nhỏ, vừa xinh lại tỏa mùi Hương dễ chịu cải thiện đường hô hấp rất tốt, lại vừa có công dụng đuổi côn trùng, loài cây này được giới văn phòng cực kỳ yêu thích và ngày càng được ưa chuộng trong thời gian gần đây.

Sen thơm rất phù hợp để bàn làm việc tại văn phòng
Sen thơm rất phù hợp để bàn làm việc tại văn phòng

Công dụng về cải thiện không khí và sức khỏe:

Ngoài mùi Hương dễ chịu cực tốt cho hệ hô hấp con người, cây sen thơm này còn hấp thụ các loại khí độc, tia điện tử từ máy tính, các thiết bị điện tử… lọc bụi mịn, khói xe nên rất thích hợp trồng tại văn phòng hay trong nhà.

Ý nghĩa phong thủy của cây sen thơm
Về ý nghĩa phong thủy, cây sen thơm được nhiều người cho rằng nó mang lại tài lộc và may mắn đến cho chủ nhân của nó. Cây thường ra hoa vào dịp mùa xuân đầu năm nên cũng được cho là mang đến hạnh phúc, no đủ cả năm cho gia đình.

Về tính yêu, Sen thơm tượng trưng cho tinh yêu vĩnh cửu, sâu sắc. Còn tình bạn, nó là biểu tượng cho sự bền vững, chung thủy nhất nên nó thường được dùng như là một món quà tặng ý nghĩa thay cho những lời yêu thương.

Cây mang lại may mắn và tài lộc, tình yêu sâu sắc
Cây mang lại may mắn và tài lộc, tình yêu sâu sắc

Cách trồng và chăm sóc cây sen thơm

Cách trồng cây sen thơm

Sen thơm là một giống thuộc hoa đá nên nó không yêu cầu quá nhiều công chăm sóc cũng như các chất dinh dưỡng, nước tưới. Để trồng cây sen thơm, các bạn chỉ cần cẩn thận khi ấn bầu đất xuống chậu tránh để dập gẫy, rồi tưới cho cây chút nước để ổn định bộ rễ.

Cây dễ phân nhánh nên ta có thể trồng cây bằng 2 cách chính: tách nhánh hoặc giâm cành. Bạn có thể vun đất hoặc cho cây mọc ngược, thân chạm đất, đến khi chỗ thân đó ra rễ có thể cắt ra và đem trồng như một cây mới.

Cây sen đá - Mạt Nhất Hương trồng đơn giản và dễ chăm sóc
Cây sen đá – Mạt Nhất Hương trồng đơn giản và dễ chăm sóc

Cách chăm sóc cây sen thơm

  • Về ánh sáng: Cây ưa ánh sáng vừa nên tránh để cây ở nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, gay gắt. Tốt nhất là cho cây hấp thụ từ 6-9h sáng là đủ. Khi cây được cung cấp ánh sáng thường xuyên, lá sẽ phát triển tốt và hướng lên trên.
  • Về nước tưới: sen thơm không yêu cầu quá nhiều về lượng nước tưới, nên chú ý tưới 1-2 lần / tuần là đủ.
  • Về đất trồng: Cây chịu ngập úng kém, nên chọn đât tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có độ mùn, trộn xơ dừa, trấu, tro hoặc cát thì càng tốt.
  • Về gió: Cây ưa gió nên để cây nơi có gió tự nhiên sẽ giúp màu sắc cây tươi tắn hơn. Nếu những cây màu đỏ, vàng, tím một thời gian dài không tiếp xúc với gió sẽ bị mất màu. Vì vậy, khi loài cây này được đón gió, nó sẽ trông lộng lẫy và đẹp hơn.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang