Cây Sò Đo Cam – Hay còn có tên gọi khác là cây Chuông Đỏ, Hồng Kỳ, Phượng Hoàng Đỏ, Đỉnh Phượng Hoàng, Uất Kim Hương Châu Phi, Tulip Châu Phi… Cây thuộc họ thuộc họ Núc nắc ( Bignoniaceae ) và có nguồn gốc tại vùng nhiệt đới Châu Phi. Cây hiện tại đang được sử dụng chủ yếu là trang trí cảnh quan đô thị, sân vườn… là chủ yếu. Với tốc độ phát triển nhanh, chịu khắc nghiệt tốt và cho hoa đẹp, nổi bật, bắt mắt lại bền hoa, chúng ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam nữa.
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.
Xem thêm:
- Cây giáng hương – cây công trình tuyệt vời trong thành phố
- Cây chuông vàng – Cây huỳnh liên, tử la lan, Phong Linh
- Cây Phượng tím – Cây trang trí đô thị độc đáo
- Cây Sang – Mang đến giàu sang, phú quý
- Cây chuông vàng – Cây huỳnh liên, tử la lan, Phong Linh
Đặc điểm của cây Sò Đo Cam – Chuông Đỏ
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Spathodea campanulata
Tên Tiếng Anh: African tulip tree, Fountain tree
Tên gọi khác: cây chuông đỏ,hồng kỳ, phượng hoàng đỏ, đỉnh phượng hoàng, tulip châu Phi, uất kim hương châu Phi…
Họ: Bignoniaceae (họ Núc Nác)
Nguồn gốc: từ vùng nhiệt đới Châu Phi.
Cây được kỹ sư nông canh Lương Văn Sáu đưa từ Pháp về trồng tại Việt Nam vào năm 1958. Do đặc tính chịu thời tiết nóng ẩm và sinh trưởng tốt ngay trên đất mặn nên Sò đo cam được trồng khá nhiều ở nước ta, đặc biệt là Lâm Đồng hay Đắk Lắk
Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây có thân gỗ lớn cao từ 12-20m. Cây mọc thẳng đứng, thân nhẵn, vỏ màu nâu xám; phân cành nhánh cao, tán tập trung ở đỉnh và xoè rộng.
- Lá: Lá kép hình lông vũ, lá nhỏ có cuống ngắn, hình mác rộng hoặc hình trứng thuôn, gân trông rất rõ. Mỗi lá mang 9 – 10 lá chét gần như không có cuống; nhẵn, đôi khi có lông ở lá non. Các lá chét mọc đối nhau, gân chính và các gân bên nổi rõ ở mặt dưới của lá. Lá có màu xanh đậm, các lá non có màu xanh sáng hoặc hơi tía.
- Hoa: Hoa mọc thành cụm ngắn trên đỉnh, mọc khá dày, hoa to, có hình như ngọn lửa. Hoa tương đối lớn dạng ống rộng hơi cong và chia thuỳ. Cánh hoa có màu vàng đậm hay đỏ cam xếp sát nhau, mọc thẳng đứng.
- Quả hạt, có hình bầu dục dài hoặc hình mác, dài khoảng 20cm, hạt có cánh. Hoa nở quanh năm.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống khỏe, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu. Cây ưa sáng, ít bị sâu bệnh phá hại, trồng được trên cả đất mặn và có khả năng chịu hạn ở mức trung bình.
Ý nghĩa cây sò đo cam – Cây Đỉnh Phượng Hoàng
- Ngoài mang hình ảnh về màu sắc rực rỡ thu hút ánh nhìn, cây còn có những ý nghĩa tích cực trong đời sống. Theo dân gian, cây sò đo cam mang lại nguồn năng lượng dồi dào, cũng như tiêu trừ tà khí, giúp đem đến những luồng sinh khí tích cực cho gia chủ. Chính vì lẽ đó, cây sò đo cam thường được trồng trước nhà, hay sân vườn với mong muốn đem đến những điều tốt đẹp. Ngoài ra, trong phong thủy sò đo còn đem đến tài lộc, cũng như một khởi đầu mới cho công việc thuận lợi hơn.
Công dụng của cây sò đo cam – Cây Đỉnh Kim Hương
Công dụng trang trí và cải tạo môi trường, không khí
- Câycó tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh; cho hoa rực rỡ, đẹp, lâu tàn, tán lá xanh mát nên được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh; cây bóng mát trồng trong công viên, vỉa hè đường phố, khu dân cư; các trụ sở hành chính, trường học, bệnh viện và nhất là làm cây bóng mát cho sân vườn…
- Cây còn có khả năng hấp thụ toàn bộ khí thải độc hại để trả lại cho bầy không khí trong lành, con người ta vì thế cũng cảm thấy sảng khoái hơn, đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
Công dụng trong y học chữa bệnh
- Chuông Đỏ cũng là cây thuốc, theo Cây Cỏ Vị Thuốc của GS. Phạm Hoàng Hộ thì vỏ cây Chuông Đỏ chứa Acid Spatodic. Vỏ cây đắp hay sắc uống trị lở bao tử, đái đường, sưng đường tiểu, sốt rét do Plasmodium berghei berghei.
Công dụng khác
- Gỗ của cây được sử dụng làm một số đồ nội thất, thủ công và vật dụng trong gia đình…
Những lưu ý khi sử dụng Cây Sò Đo Cam
- Sò Đo Cam lại chứa trong mình một loại chất độc rất nguy hiểm, được gọi là biolarvicides, thường có trong hoa của cây”.
- Theo tôi biết, biolarvicide là một từ tiếng Anh có nghĩa là thuốc diệt ấu trùng theo cơ chế sinh học, không phải là tên của chất độc.
- Điều này cần được kiểm chứng lại bởi các nhà nghiên cứu và khoa học.
Cách trồng và chăm sóc cây Sò Đo Cam – Hồng Kỳ
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt.
- Cần lựa chọn những hạt to, mẩy, tròn đều để tăng khả năng nảy mầm tốt nhất.
Cách chăm sóc cây Sò Đo Cam
Cây có tốc độ phát triển nhanh chóng lại ít bị sâu bệnh hại, không cần quá nhiều chất dinh dưỡng nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian chăm sóc khi trồng loại cây này. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa sáng và cần có ánh sáng để phát triển. Không đủ ánh sáng cây phát triển chậm hơn.
- Về nước tưới: Cây không cần tưới nước khi trưởng thành hoặc cần ít chỉ khi thời tiết quá nóng, khô. Chú ý tưới nước cho cây đầy đủ khi còn nhỏ và vừa mới trồng.
- Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất mặn. Đất thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 22-29 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 50-60%.
- Phân bón: Cây yêu cầu dinh dưỡng thấp. Có thể bón phân hữu cơ hoặc nhả chậm, NPK cho cây 3-6 tháng 1 lần giúp cây phát triển nhanh hơn, nhất là giai đoạn còn nhỏ.
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, một số bệnh như rệp, sâu đục thân,…. Để phòng chánh cần phun thuốc, diệt sâu hoặc cắt tỉa lá cây kịp thời.
- Cắt tỉa: Chú ý cắt tỉa những cành tăm, sâu bệnh, úa lá cho cây giúp cây hạn chế sâu bệnh, thông thoáng, tán đẹp hơn và phát triển được tốt hơn.
- Tác động ngoại cảnh: Rễ cây sò đo cam khá yếu, nó không ăn sâu được vào trong đất chính vì thế mà bạn nên chú ý những ngày mưa bão hãy chống đỡ cây cẩn thận để không bị gãy đổ.
Ý kiến bạn đọc (0)