Cây Thài Lài Tía – Thài Lài Tím, Trai Đỏ, Hồng Trai


Cây Thài Lài Tía – Hay còn có tên gọi khác là cây Thài Lài Tím, Trai Đỏ hay Hồng Trai… Cây thuộc họ Thài Lài – Commelinaceae. Nguồn gốc từ Châu Mỹ và được phân bố nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Cây vốn là một loài thuốc quý có dược tính cao và được giới y học ưa chuộng từ lâu. Ngoài ra, cây với ngoại hình đẹp, khả năng sống tốt và nhiều ý nghĩa nên còn được người ta trồng trang trí rất bắt mắt.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây thài lài tía
Cây thài lài tía

Xem thêm:

Đặc điểm của cây Thài Lài Tía – Thài Lài Tím

Đặc điểm chung

Tên khoa học: Tradescantia pallida

Tên gọi khác:  cây Thài Lài Tím, cây Trai Đỏ, Hồng Trai

Họ: Thài Lài – Commelinaceae

Nguồn gốc: từ Châu Mỹ và du nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm qua.

Tại Việt Nam cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

Thài Lài Tím
Cây còn gọi là thài lài tím hay Hồng Trai…

Đặc điểm hình thái

  • Thân: Cây có thân thuộc loại cây thân mềm thuộc loài cỏ mập mọc bò, có thân phân nhánh và bén rễ ngay tại các mấu. Cây sống lâu năm. Thân và mặt trên của lá có màu đỏ tía hoàng gia đậm hay màu lam ngọc xám.
  • Lá: Lá cây màu tím, hoặc tía mọc so le có bẹ. Phiến lá có hình bầu dục thuôn và chóp nhọn, phần bẹ thường có lông.
  • Hoa: hoa nhỏ 3 cánh màu trắng, hồng, hoặc tím, vàng nhạt, hoa không có chức năng sinh sản. Hoa thường có từ một đến hai bông ở chót nhánh. Cánh hoa dính nhau với sáu nhị bằng nhau.
  • Quả và hạt: Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt, có áo hạt.
Hoa cây thài lài tía
Hoa cây thài lài tía

Đặc điểm sinh trưởng

  • Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống khỏe, bền bỉ, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu ấm áp.

Ý nghĩa của cây Thài Lài Tía – Thài Lài Tím

  • Cây có sức sống bền bỉ cùng màu tím thủy chung rất bắt mắt. Chính vì thế cây mang ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu bền vững, nhẹ nhàng và hạnh phúc.
  • Trồng cây Thài Lài Tím trong nhà cũng mang ý nghĩa mong muốn xua đuổi bệnh tật, tiêu trừ tà khí.
Ý nghĩa cây thài lài tía
Cây xua đuổi tà khí và bệnh tật

Công dụng của cây Thài Lài Tía – Thài Lài Tím

Công dụng trang trí

  • Với hình dáng bên ngoài có màu sắc rực rỡ và bắt mắt, thân dạng dây leo dễ trồng và sinh trường tốt, cây thường được ưa chuộng dùng làm cây để trang trí nhà cửa, khuôn viên sân vườn, trồng thảm, trồng viền…Cây cũng có thể trồng trong những chậu trang trí, chậu treo để trang trí nội ngoại thất như ở lan can, ban công, cửa sổ…
Cây thài lài tía trang trí
Thài lài tía trang trí tiểu cảnh

Công dụng trong y học chữa bệnh

Đặc trưng trong y học của thài lài là cây có vị ngọt, tính mát, có độc, tác dụng:

  • Điều trị bệnh tiểu buốt
  • Điều trị kiết lỵ
  • Điều trị mụn nhọt
  • Điều trị rắn độc cắn

Công dụng lọc khí và cải thiện môi trường

  • Cây cũng được giới khoa học công nhận là có khả năng cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách lọc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi(Volatile Organic Compounds) rất tốt, một lớp các chất ô nhiễm thông thường và các chất gây kích thích đối với hệ hô hấp, bằng một quá trình được gọi là phytoremediation.

Cách trồng và chăm sóc cây Thài Lài Tía – Thài Lài Tím

Cách trồng

  • Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt hoặc tách nhánh.
  • Cây không mọc được trong râm nên dù làm cảnh cũng cần có ánh sáng mặt trời và nước đầy đủ
Chậu cây thài lài tía giống
Chậu cây thài lài tía giống

Cách chăm sóc cây Thài Lài Tía – Thài Lài Tím

Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Về ánh sáng: Cây có thể phát triển tốt và có màu sắc lộng lẫy nhất là nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhưng cũng sẽ chịu được trong bóng bán phần. Vì vậy mà các quán cafe họ cũng thường treo chậu thài lài tía này trong khuôn viên của quán.
  • Về nước tưới: Cây ưa ẩm nhưng cũng có thể chịu được khô hạn. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt, xanh tươi, cần tưới nước, giữ ẩm thường xuyên. Mỗi ngày nên tưới cho cây một chút vào sáng sớm là vừa đủ.
  • Về đất trồng: Cây thích hợp trong môi trường đất cát màu mỡ nhưng loài cây này cũng sẽ mọc tốt trên đất đá san hô. Tuy nhiên, đất thịt hoặc thêm một ít xơ dừa, phân hữu cơ là cây có thể sinh trưởng tốt và màu sắc ở lá cũng tươi tắn hơn. Tùy vào độ PH của đất mà hình dáng và màu sắc ở mỗi nơi có một sự thay đổi nhỏ.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18-25 độ C.
  • Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình- cao 65-80%.
  • Phân bón: Mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, nên tưới nước cho phân được tan ra để từ đó cây được phát triển tươi tốt và khỏe mạnh hơn.
  • Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, chủ yếu sâu ăn lá và kiến. Chú ý dọn cỏ và bắt sâu hoặc phun thuốc cho cây khi phát hiện bệnh.
  • Cắt tỉa: Khi cây phát triển quá dày, nên tỉa bớt nhánh để cây thoáng, phát triển tốt hơn.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang