Cây Thốt Nốt – Hay còn có tên gọi khác là cây Cọ Tan, Thốt Lốt… Cây thuộc họ thuộc họ Cau và là cây bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, từ Indonesia đến Pakistan. Cây hiện tại đang được sử dụng với nhiều lợi ích mang lại như trồng làm cây cảnh, trang trí, hoặc trồng làm kinh tế, đóng góp trong y học. Cây cũng được trồng làm hàng thủ công mỹ nghệ hay sản xuất đường thốt nốt theo truyền thống, thu hút khách du lịch thập phương.
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Xem thêm:
- Cây Cau Sâm Banh – Cau Champage, Cây Cọ Chai
- Cây cọ lùn – Cọ ta
- Cây Cọ Nhật – cây Kè Ta, Cọ Quạt mang đến tài lộc
- Cây chà là cảnh – Cây cau nga my hay chà là trung đông
Đặc điểm của cây Thốt Nốt – Cọ Tan
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Brassus flabellifer.
Tên gọi khác: Cây Cọ Tan, Thốt Lốt, Thnaot ( Khơ Me )
Họ: Arecaceae ( Cau )
Nguồn gốc: là cây bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, từ Indonesia đến Pakistan.
Tại Việt Nam, chủ yếu xuất hiền ở miền Tây là nhiều như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh.

Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây có thân là cây thân cột hóa gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ có thể trên 100 năm, hình trụ, đơn độc mọc thẳng đứng, cao từ 25 – 30 mét, đường kính khoản 60cm hoặc hơn và thường có nhiều vòng do vết cuống để lại. Gốc hơi phình to ra.
- Lá: Lá có màu xanh, mọc cách, xếp xoắn ốc, tập trung phía ngọn cây, một cây thường có 20 – 30 lá xòe rộng như cánh quạt, cuống dài có gai, phiến lá chất da, có đường kính khoảng từ 1 – 1,5 cm, xẻ chân vịt từ 60 – 80 thùy, thuôn dài, mép dính trên 1/2 chiều dài và có gai nhỏ, cuốn lá non có gốc phình rộng ôm lấy thân, gốc cuốn già có hình tam giác hóa gỗ cứng dài từ 60 – 120 cm, mép có gia thô.
- Hoa: hoa mọc thành cụm trong tán lá, có hoa cái và hoa Đực. Cụm hoa đực lớn, dài khoảng 2 m gồm 8 nhánh hoa, mỗi nhánh mang 3 chùm hoa hình bông, nhiều lá bắc xếp xoắn ốc và chồng lên nhau. Cụm hoa cái không phân nhánh, có các lá bắc dạng mo bao phủ. Hoa cái to hơn hoa đực.
- Hoa cái không phân nhánh, trục cụm hóa lớn, to hơn trục cum hoa đực, mang nhiều lá bắc hình đấu, lá bắc dưới thường không có hoa, những lá bắc khác sau mang hoa cái.
- Hoa thường nở rộ vào mùa xuân, trên ngọn cây cái có nhiều vòi hoa, người ta thường cắt vòi hoa và dùng thanh tre kẹp lại buộc ống vào đầu cụm hoa hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Một đêm có thể hứng đực khoảng 1 lít nước, loại nước này có chứa thành phần của đường saccaroza.
- Quả lớn có dạng hình cầu, đường kính từ 15 – 20 cm, lúc non có màu xanh, lúc già có màu nâu tím hoặc đen, nhân thịt có màu trắng, thường có 3 nhân thịt trong 1 quả, nhân thịt lúc non thì mềm dẻo, có vị ngọt thanh; khi quả già, nhân thịt cứng dần và gần như hóa gỗ. Nhân thịt non thường được dùng để nấu chè, ăn rất tốt cho sức khỏe.

Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển vừa phải, sức sống khỏe, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất trồng khác nhau, khí hậu ấm áp, chịu rét kém.
Công dụng của cây Thốt Nốt – Thốt Lốt
Công dụng trang trí
- Cây thuộc loại dễ chăm sóc, được sử dụng rộng rãi làm cây cảnh trang trí sân vườn, lối đi, hay trồng tạo cảnh khu vực để thu hút khách du lịch, tham quan…

Công dụng trong y học chữa bệnh
- Thốt Lốt là vị thuốc giải độc trong trường hợp ngộ độc sắn, mã tiền. Cuốn cụm hoa được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt, lợi tiểu.
- Nước chảy ra từ vòi hoa, lấy uống làm thuốc nhuận tràng. Rễ Thốt nốt sắc uống giúp lợi tiểu. Thốt Lốt non sắc uống vừa lợi tiểu vừa chữa bệnh vàng da.
Công dụng làm thực phẩm
- Nước có tác dụng giải khát rất ngon, thơm, vị ngọt dịu, được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra còn dùng nấu lên làm đường Thốt nốt, một món khá là ngon và được nhiều người biết đến.
- Đường thốt nốt là phần nước dịch lấy từ nhị hoa của cây thốt nốt rồi được người dân chế biến thành đường thốt nốt hiện nay. Loại đường này có vị ngọt thanh, thơm đặc biệt và ăn uống rất mát hơn đường mía và đường củ cải.
Công dụng trong phát triển kinh tế
- Đường thốt nốt và các thành phẩm, nước uống có giá thành cũng thuộc loại khá, vì thế loài cây này cũng đóng góp phần nào đó giúp người dân giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Công dụng khác
- Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế…
Những lưu ý khi sử dụng Thốt Nốt
- Nếu ăn nhằm phải thốt nốt đã bị ôi thiu hay chua, thì rất dễ bị tiêu chảy, làm tăng cholesterol, tích nhiệt độc, có thể làm suy yếu thị lực, xuất hiện triệu chứng dị ứng thực phẩm,…
- Nếu sử dụng quá lượng thốt nốt, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như bệnh đái đường, gây sâu răng, nổi mụn nhọt,….
- Chỉ nên uống khoảng 500ml nước thốt nốt mỗi ngày.
Cách trồng và chăm sóc cây Thốt Nốt – Cọ Tan
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt.

Cách chăm sóc cây Thốt Nốt – Cọ Tan
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm, vừa phải lúc nhỏ rồi sau đó nhanh hơn. Cây dễ trồng và dễ chăm sóc lại rất ít sâu bệnh, chịu được khô hạn, ngập nước nhưng chịu rét kém. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa sáng và cần có ánh sáng để phát triển. Không đủ ánh sáng cây sẽ còi cọc và dễ bị sâu bệnh.
- Về nước tưới: Cây không cần tưới nước khi trưởng thành, chú ý tưới nước cho cây đầy đủ khi còn nhỏ và vừa mới trồng.
- Về đất trồng: Cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất thích hợp nhất là đất cát pha màu, giàu chất hữu cơ. Thường trồng thành đám để sau này dễ thu hái lá và dịch cụm hoa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 24-30 độ C.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 50-60%.
- Phân bón: Cây yêu cầu dinh dưỡng thấp. Có thể bón phân hữu cơ hoặc nhả chậm, NPK cho cây 3-6 tháng 1 lần giúp cây phát triển nhanh hơn, nhất là giai đoạn còn nhỏ.
- Sâu bệnh: Cây dễ bị một số bệnh như rệp, sâu đục thân, mối…. Để phòng chánh cần phun thuốc, diệt sâu hoặc cắt tỉa lá cây kịp thời.
- Cắt tỉa: Chú ý cắt tỉa những lá già, úa cho cây giúp cây hạn chế sâu bệnh, thông thoáng và phát triển được tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc (0)