Là một loài trong bộ tứ “tùng-cúc-trúc-mai” nên cây Trúc Nhật này cũng mang nhiều ý nghĩa như giống nòi của mình. Ngoài ra, nó được giới công trình, các nhà hàng, khách sạn từ lớn tới nhỏ rất ưa chuộng vì có để đặt ở vị trí nào cũng mang đến sự đời thường mà rất thiên nhiên.
Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về cây Trúc Nhật này nhé.
Xem thêm:
Đặc điểm của cây Trúc Nhật
Cây có tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata, thuộc dạng thân thảo, cây bụi sống lâu năm, cùng họ với tre trúc nên thân của cây giống các cây đó.
- Thân cây dạng trụ, tròn, chia làm các đốt dài ngắn khác nhau, tùy vào vị trí, phân làm nhiều nhánh. Trên thân cũng có các bẹ màu trắng ôm sát thân giống như cây tre, các bẹ này sẽ rụng dần khi thân cây lớn dần. Khi thân non sẽ có màu xanh và sẽ ngả vàng khi trưởng thành.
- Cây có chiều cao trung bình từ 50cm đến 1m. Chiều rộng đường kính thân khoảng 2 đến 4cm.
- Lá của trúc nhật khá mượt, không có lông, mép nguyên và màu xanh, màu có đốm hoặc màu sọc. Nó có hình hơi bầu nhưng dài, và thuôn nhọn ở đầu lá. Lá thường mọc đối nhau, gân màu xanh nhạt hơn.
- Hoa của Trúc Nhật thường mọc ở đầu cành, ngọn cây, có màu trắng, dạng chùm. Hoa thường có cuống dài, nhỏ, cánh mỏng và thưa khá bắt mắt và lạ.
- Quả của cây trúc nhật thường rất hiếm gặp, quả mọng thường nhỏ hình tròn có màu đỏ hoặc vàng khi chín, có màu xanh khi còn non.
Công dụng và ý nghĩa của cây Trúc Nhật
Công dụng trang trí:
Với hình dáng, kích thước nhỏ, màu lá xanh mướt, mềm mại rất lành tính và đẹp, nên Trúc Nhật thường được dùng trồng trong chậu để trang trí tại các nhà hàng, khách sạn, bàn khách chờ hay đơn giản là cửa ra vào. Trúc nhật làm tăng tính cảm quan cho không gian rất tốt. Giúp người ra vào cảm nhận được sự tự nhiên và thu hút ánh nhìn mặt dù nhìn nó khá bình dị.
Công dụng về cải thiện không khí và sức khỏe:
- Ngoài công dụng về trang trí, thì cây Trúc Nhật này cũng là một trong các loại cây lọc không khí cực tốt. Nó giúp hấp thụ các tia điện tử, khói bụi từ các thiệt bị thường dùng trong cuộc sống công nghiệp vội vã nơi thành thị, giúp cho sức khỏe được tăng cường và cải thiện.
- Ý nghĩa phong thủy của cây Trúc Nhật
Về phong thủy, Trúc Nhật cũng thuộc bộ tứ “ Tùng, cúc , trúc mai” nên nó cũng mang ý nghĩa như các loài trúc khác. Đó là mang lại sự thanh nhã, bình yên, mang lại điều tốt và loại bỏ các điềm xấu, khí tà độc, mang lại may mắn, tài lộc và điều tốt đẹp. Cây còn thường được người ta dùng làm quà tặng khi tân gia, hoặc trong các dịp lễ tết, khai trương, sinh nhật… - Thêm nữa, nó có sức sống vô cùng mãnh liệt, khả năng chịu khô hạn tốt, đặc biệt là trong mùa hè hay bất kỳ điều kiện như thế nào, trúc vẫn xanh tốt quanh năm như tượng trưng cho sức sống kiên cường của con người, dám đương đầu với khó khăn, thử thách hay thất bại.
Cách trồng và chăm sóc cây Trúc Nhật
Cách trồng cây Trúc Nhật
Người ta có thể trồng hay nhân giống cây Trúc Nhật bằng hai cách:
- Giâm cành
- Tách nhánh từ cây mẹ
Trong đó thì Tách nhánh hiệu quả và tỉ lệ thành công cao hơn.
Một chú ý nữa là Trúc Nhật ngoài trồng trên đất, chúng ta còn có thể trồng nó theo phương thức thủy canh nữa.
Cách chăm sóc cây Trúc Nhật
- Ánh sáng: Trúc Nhật là loài ưa sáng dịu, chịu được bóng nhưng không lâu dài, do đó khi để cây ở trong nhà thiếu ánh sáng thì cần bố trí phơi nắng cho cây. Tốt nhất là 2-3 lần/tuần và tránh phơi tại thời điểm ánh nắng gay gắt.
- Về nước: Cây không cần quá nhiều nước vẫn có thể phát triển bình thường, tuy nhiên chúng ta phải tưới thường xuyên và điều độ, tránh để tình trạng cây quá khô, hoặc tưới cây quá đẫm nước. Tuần tưới từ 2-3 lần là đủ.
- Đất : Đất trồng cây trúc nhật phải có độ thoát nước tốt, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm vừa phải.
- Nhiệt độ: Nhiệt độc thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 23 đến 28 độ C.
- Phân bón: Cây không yêu cầu nhiều về phân bón, tuy nhiên để cây phát triển tốt cũng như lá xanh và cây khỏe thì ta có thể bón thêm phân hữu cơ, phân bón lá liều lượng 2 đến 3 tuần 1 lần, luân phiên nhau.
Các bệnh thường gặp của cây Trúc Nhật và cách xử lý
- Nếu thấy cây bị héo xanh, lá rụng, chuyển héo và có màu vàng thì đó là do thiếu ánh sáng và nước, dinh dưỡng, cần mang cây ra phơi nắng, tưới nước và thêm chút phân bón từ từ. Cây sẽ dần hồi phục.
- Cây trúc nhật ít gặp sâu bệnh hại.
- Bệnh hay gặp ở cây như bệnh thán thư, muội đen. Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm cao, hỗn hợp giá thể trồng trong trạng thái ẩm ướt. Biểu hiện xuất hiện các vết đốm loang lỗ trên lá. Cách phòng đầu tiên là để cây ở nơi thoáng mát, thoát nước cho cây nhanh chóng, loại bỏ các lá thối, lá bệnh, và có thể sử dụng các Vivadamy, Kusumin, Vicarben. Hoặc có thể dùng B1, dưỡng lá 16-16-8, Dynamic lifter cho lá bằng hình thức phun, bón thêm phân chuồng.
Ý kiến bạn đọc (0)