Cây trúc phật bà còn gọi là trúc đùi ếch, từ lâu đã được người dân Việt Nam trồng để trang trí ngoại thất, sân vườn rất nhiều. Cây có hình dáng đẹp, xanh mướt từ thân đến lá và các gióng mập mạp lạ mắt và tạo sự thích thú, tò mò. Thêm nữa, loài cây này có tác dụng lọc khí rất tốt, giúp không gian sống thêm trong lành hơn.
Chúng ta cùng Khu Vườn Xanh đi tìm hiểu về cây trúc phật bà này nhé.
Đặc điểm cây trúc phật bà
Tên khoa học: Bambusa ventricosa
Tên gọi khác: Trúc đùi ếch
Họ thực vật: Hòa thảo – Poaeace
Nguồn gốc: từ các nước Đông Nam Á
Sở dĩ được gọi là trúc phật bà là bởi các mắt trên của cây lại mọc ra và các nhánh đều sang hai bên tạo nên hình giống chiếc quạt nhìn từ xa ta cảm tưởng đó như phật bà nghìn tay.
Xem thêm: Cây dây nhện (cỏ lan chi)
6 loại cây cảnh thanh lọc không khí
Các đặc điểm hình thái chính
- Cây có thân phân làm nhiều đốt. Các đốt không đều nhau và thường phình ra khá giống chiếc đùi ếch, vì thế nên mới có tên gọi khác là trúc đùi ếch. Khi cây còn nhỏ thân cây có màu xanh lục, nhẵn bóng còn khi già thì chuyển sang màu xanh vàng thêm một ít phấn trắng bao phủ. Cây thường có chiều cao trung bình từ 1,5 đến 3m, nếu được chăm sóc tốt, cây có thể mọc lên đến 10 m.
- Lá cây thuôn dài hình mũi mác, lá màu xanh có lông mặt dưới, nhẵn mặt trên.
- Cây thường đâm măng chồi vào tầm từ tháng 5 đến tháng 7 (thời điểm mưa nhiều, đất ẩm), và điểm đặc biệt là cây tái sinh bằng rễ.
- Chú ý nếu trồng cây trong chậu thì cần khống chế sao cho mật độ trồng không quá dầy.
Xem thêm: Cây trúc nhật
Đặc điểm sinh trưởng
Cây trúc phật bà thuộc loại cây có khả năng phát triển mạnh mẽ, ít sâu bệnh và chịu thời tiết khắc nghiệt tốt.
Công dụng và ý nghĩa của cây trúc phật bà
Công dụng
- Công dụng về trang trí: Với hình dáng độc đáo, lạ mắt và thu hút ánh nhìn, cây trúc phật bà được nhiều người ưa chuộng trồng để trang trí. Chúng thường được trồng làm cảnh quan ngoại thất như trồng: trong vườn, sân nhà, trước cổng, hay làm hàng rào…
- Công dụng lọc khí: Cây với lá to, dài và xum xuê nên chúng giúp thanh lọc bầu không khí giúp rất tốt. Nó giúp cho không gian xung quanh thêm trong lành, tăng cường sức sống hơn.
Xem thêm: Cây chuối rẻ quạt
Ý nghĩa phong thủy của cây trúc phật bà
- Cây mang ý nghĩa cho sự kiên cường, bất khuất chúng còn thể hiện tấm lòng ngay thẳng, chính trực, khoan dung.
- Cây còn mang vẻ đẹp mới lạ, thanh tao, quý phái nhưng cũng không kém phần ấm áp mang may mắn, thịnh vượng.
Cách trồng và chăm sóc cây trúc phật bà
Cách trồng và nhân giống
- Cây trúc phật bà được nhân giống bằng thân rễ là chủ yếu. Thường trồng thành khóm, bụi lớn. Nếu tự nhân giống được thì nên tới các cửa hàng cây giống mua về sau đó trồng ở phần đất đã được chuẩn bị sẵn trước đó. Khi trồng cây trúc phật bà nhớ lưu ý phải ấn đất xung quanh giúp cây đứng vững.
- Chú ý khi trồng trúc phật bà trong chậu, bạn cần bón phân lót trước, đất tơi xốp và thoát nước tốt, chậu giữ được độ ẩm.
Cách chăm sóc cây trúc phật bà
Cây không khó việc chăm sóc lại càng đơn giản. Tuy nhiên cần lưu ý những đặc điểm sau để cây phát triển ở điều kiện tốt nhất.
- Đất trồng: Cây thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây phát triển nhanh nhất nên trồng đất thịt, có nhiều mùn và có khả năng giữ ẩm cao.
- Ánh sáng: cây ưa sáng, chịu được khắc nghiệt nên trồng cây ở những vị trí đầy đủ ánh sáng nhé.
- Nước tưới: Nên tưới lượng nước vừa phải, không cần quá nhiều vì cây không chịu được ngập úng. Bị úng cây dễ bị thối rễ, vàng lá và chết cây. Nên tưới nước 1 tuần 1 lần và trồng cây ở những nơi có độ ẩm trong đất là được.
- Nhiệt độ: Cây chịu khắc nghiệt khá tốt nên không cần lo lắng về thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ ưa thích của cây là 18-32 độ C.
- Độ ẩm: trúc phật bà ưa độ ẩm trung bình 65-85%
- Bón phân: cần bón phân định kỳ cho cây vào tháng 2, tháng 3 hàng năm có thể bón phân thúc.
- Tỉa cành: Cần tỉa bớt những cành cây yếu hay những cành mọc xiên gây mất mỹ quan, tạo cho lá và cây mọc trong bụi thêm không gian thoáng đãng.
Ý kiến bạn đọc (0)