Cây Vạn Lộc – ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc


Giới thiệu

Cây Vạn Lộc hiện nay rất được ưa chuộng tại nước ta. Nó được dùng trong trang trí nhà cửa, văn phòng, hàng quán… Với ý nghĩa mang lại tài lộc như tên gọi, thêm sắc lá đỏ mang lại may mắn cho sự khởi đầu, nó còn được đem làm quà tặng dành cho các dịp khai trương, tân gia… rất ý nghĩa nữa. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây Vạn Lộc trong bài viết này nhé.

Xem thêm:

Cây Vạn Lộc thủy sinh
Cây có thể trồng thủy sinh

Đặc điểm của cây Vạn Lộc

Tên khoa học:  Aglaonema rotundum pink

Thuộc họ: ráy – Araceae

Nguồn gốc: từ Thái Lan, Indonesia. Cây phát triển tốt ở nước ta do điều kiện khí hậu khá tương đồng.

Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe và ít bị sâu bệnh.

  • Vạn Lộc thuộc dạng cây thân thảo, mềm và kích thước khá nhỏ. Đây là cây thuộc dạng cây lá màu dễ trồng dễ sống và được ưa chuộng nhất trong số nhóm cây vạn niên thanh lá màu.
  • Cây Vạn Lộc có chiều cao trung bình khoảng 60cm. Cây thân thảo mềm với những tán lá to bản hình bầu dục trên bề mặt có những đốm xanh đỏ hồng xen kẽ nhau khá độc đáo.
  • Cây có nhiều màu sắc khác nhau và rất thu hút như đỏ, xanh, hồng, cẩm thạch và đặc biệt phía ngoài lá có viền màu xanh.Tại nước ta giới chơi cây cảnh thường ưa chuộng trồng 2 loại cây vạn lộc là cây vạn lộc lá đỏ và cây vạn lộc lá xanh.
  • Cây vạn lộc có hoa màu trắng nhỏ khá đẹp. Những nụ hoa trắng này thấp thoáng trong sắc đỏ của tán lá sẽ giúp toát lên vẻ đẹp cao sang quý phái. Hoa vạn lộc nếu trồng chăm sóc tốt có thể nở định kì 3 tháng 1 lần.

Xem thêm: Cây đuôi công

Hoa của cây Vạn Lộc
Hoa của cây rất đẹp và ấn tượng

Công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Lộc

Công dụng

  • Công dụng về trang trí: Cây thường được trồng trong chậu, kể cả chậu cảnh mini để bàn và có thể để trang trí nội thất rất nổi bật.
  • Công dụng làm quà tặng: Cây với nhiều ý nghĩa phong thủy, công dụng hữu ích nên thường được người ta đem tặng nhau mỗi dịp lễ, khai trương, tân gia…
Cây Vạn Lộc để vị trí nào cũng lôi cuốn ánh nhìn
Cây Vạn Lộc để vị trí nào cũng lôi cuốn ánh nhìn

Ý nghĩa phong thủy

  • Với tên gọi của cây: Vạn Lộc, chữ lộc ở đây là tài lộc, ý là sẽ mang đến cực nhiều tài lộc đến cho gia chủ.
  • Ngoài ra, cây có lá màu hồng đỏ, màu đem lại may mắn cho các dịp khai trương, lễ…

Xem thêm:

Chậu cây Vạn Lộc
Chậu cây dùng trang trí để bàn rất phù hợp

Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc

Cách trồng

Cây có thể được trồng theo theo phương pháp tách cây con ra khỏi bụi.

Cây có thể được trồng bằng 2 cách: trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh.

Cây vạn lộc có thể trồng trên đất hoặc thủy sinh
có thể trồng trên đất hoặc thủy sinh

Cách chăm sóc cây Vạn Lộc

Cây ưa bóng, sức sống tốt, ko cần quá nhiều công chăm sóc kể cả trong điều kiện máy lạnh và thiếu sáng. Cần lưu ý chi tiết các đặc điểm sau của cây để chăm sóc được tốt nhất.

–       ÁNH SÁNG, NHIỆT ĐỘ

Cây không ưa sáng mà ưa bóng, thường chỉ chịu được ánh sáng gián tiếp và độ sáng 40%. Nếu ánh sáng quá nhiều sẽ dẫn đến cháy lá, đốm vàng, khô và chết cây. Vì thế nên chú ý tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời gay gắt. Có thể đem phơi nắng lúc sáng sớm hoặc chiều tối.  Nhiệt độ ưa thích từ 18 – 25°C.

–       ĐẤT

Cây ưa đất dạng mùn, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Chú ý bón phân và chất dinh dưỡng 10 ngày trước khi trồng cây trong chậu.

–       NƯỚC

Cây cần lượng nước vừa phải, có thể tưới nước trung bình 2-3 lần 1 tuần là vừa đủ. Khi trồng thủy sinh nhớ không nên thay nước quá nhiều. Mỗi lần thay bạn chú ý rửa bộ rễ thật sạch rồi cắm lại vào bình đổ nước mới không nên ngập hết bộ rễ tránh làm cây bị ngộp.

–       SÂU BỆNH

Bệnh thường gặp trên cây là xuất phát từ thân và rễ của nó. Nó hay bị một số loại vi khuẩn như Erwinia carotovora hoặc nấm lęgniowe tấn công.

Hiện nay có loại bệnh gây héo thân cây khiến thân chuyển sang màu đen và bị thối rữa dần. Bệnh này gây ra bởi loại nấm mang tên Fusarium gây ra. Với những loại sâu bệnh này bạn cần chú ý chăm sóc để phát hiện kịp thời.

Chú ý làm đất sạch sẽ để tránh một số loài ăn lá như rệp, ốc sên gây hại cho cây.


Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang