Cây Vạn Tuế – Hay còn có tên gọi khác là cây chuối chịu lửa hay cây đuôi phượng, là loại cây có nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc… Cây thuộc họ Thiên Tuế. Cây với dáng đứng vững chắc, uy nghi lại mang ý nghĩa phong thủy lớn, xua đuổi tà ma, trấn khí xấu, mang lại hưng thịnh, tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế mà nó trở thành một trong những cây được yêu thích nhất hiện nay. Người ta thường trồng chúng ngay trước cửa nhà, sân vườn hay các khu nghỉ dưỡng, resort… làm tôn nên sự sang trọng và tạo sự tin cậy.
Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

Xem thêm:
- Cây Thiên Tuế – Cây Tuế Nhật Bản…
- Cây Thốt Nốt – Cọ Tan, Thốt Lốt…
- Cây Cau Sâm Banh – Cau Champage, Cây Cọ Chai
- Cây Tùng Bách Tán – Cây Tùng Bách, Vương Tùng
Đặc điểm của cây Vạn Tuế – Cây Chuối Chịu Lửa
Đặc điểm chung
Tên khoa học: Cycas revolute
Tên gọi khác: cây chuối chịu lửa, cây đuôi phượng
Họ: Cycadeceae (họ Tuế)
Nguồn gốc: từ Miền nam Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Chúng thường sinh trưởng nơi miền núi ẩm ướt.
Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây có thân thuộc loại thân gỗ, hình trụ, thân màu nâu đậm cao từ 2 – 4m, ít phân nhánh hoặc phân cành.
- Lá: lá cây thì mọc xung quanh phía trên đỉnh, dạng hình lông chim, nhọn về phía đầu, có gai. Phiến lá nhẵn có màu xanh đậm, cứng khi đâm vào tay sẽ để lại vết hoặc khiến bạn đau.
- Hoa: Hoa vạn tuế được mọc trên đỉnh, có lông màu hung vàng dày, mép chia thành nhiều dải hẹp giống như một ngọn hải đăng lớn trên ngọn cây vạn tuế. Cây vạn tuế nở hoa, hoa cây vạn tuế có thể dài từ 25 – 30cm, rộng từ 5cm.
- Vạn tuế là loại cây có hoa đơn tính khác gốc mọc ở ngọn thân. Những bông hoa đực thường hẹp và dài hơn hoa cái nhìn giống như những trái ngô lớn. Hoa cái thường lớn hơn có phủ lông màu trắng hơi vàng nhìn giống như hình bán cầu.
- Quả và Hạt: Nhiều người nói loại cây này không có quả nhưng thực chất là có. Qủa của chung có hình dáng như những trái cau màu da bò, vỏ mềm. Bên trong là những hạt hình trái doan dẹt có màu cam khá lạ.

Đặc điểm sinh trưởng
- Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm, hằng năm chỉ ra hai vòng lá. Tuổi thọ của cây cao.
Ý nghĩa cây Vạn Tuế – Cây Đuôi Phượng
- Theo phong thủy cây được xếp vào nhóm top 5 loại cây mang ý nghĩa quyền lực nhất Việt Nam. Đồng thời đây là loại cây thuộc top cây có tuổi thọ cao nhất trong bộ sưu tập sinh vật cảnh đẹp và ý nghĩa của Châu Á. Theo quan niệm dân gian thì cây vạn tuế giúp mang lại sức khỏe, sức sống và mang đến cho gia chủ tài lộc hạnh phúc.

Công dụng của cây Vạn Tuế – Cây Chuối Chịu Lửa
Công dụng trang trí
- Với tên gọi và dáng đứng uy nghi, cổ điển mà cây vạn tuế đem lại nên thường được trồng ở vườn nhà, công viên, khu du lịch, hay công trình. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng nó để trang trí nội ngoại thất, sân vườn, lối đi để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mình.

Công dụng trong y học chữa bệnh
- Trong đông y cây vạn tuế được coi như là một bài thuốc có thể điều trị được một số bệnh. Lá của cây sao khô có thể giải độc, hoa có tác dụng bổ tinh ích thận. Trong khi đó hạt vạn tuế có tác dụng bình can và giảm huyết áp. Có thể nói toàn bộ bộ phận của cây vạn tuế đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Công dụng về mặt kinh tế
- Cây thiên tuế được xếp vào bộ ba Tam Đa đại diện cho Phúc (cây sanh) – Lộc (cây lộc vừng) và Thọ (cây thiên tuế) đem lại tiền tài, may mắn và sức khỏe dành cho gia chủ. Hơn nữa, nó cũng là cây trang trí rất được ưa chuộng từ lâu nay. Chính vì thế mà giá bán cây thiên tuế cũng rất đắt.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế – Cây Đuôi Phượng
Cách trồng
- Phương pháp nhân giống: cây thường được nhân giống chủ yếu bằng cách tách rời cây hay gieo hạt.
- Ngoài hai cách nhân giống trên thì bạn cũng có thể sử dụng củ của cây tuế để nhân giống. Củ cắt thành từng miếng nhỏ và giâm củ vào đất. Nên giữ độ ẩm cho củ để kích thích mọc rễ, sau khoảng 4 tháng đến 1 năm cây sẽ mọc chồi hút.
- Cây vạn tuế thích hợp trồng trong đất thịt. Khi trồng nên chọn loại đất sạch, giàu dinh dưỡng và phối trộn với một chút phân chuồng hoai mục và vôi bột để khử trùng. Sau đó bạn trộn đều lại với nhau à ủ trong 1 tháng rồi mới tiến hành trồng.

Cách chăm sóc cây Vạn Tuế – Cây Đuôi Phượng
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm, sức sống khỏe, chịu khắc nghiệt ổn, chịu được khô hạn và không mất quá nhiều thời gian chăm sóc khi trồng loại cây này. Tuy thế, để cây phát triển được thuận lợi, bạn cũng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Về ánh sáng: cây ưa sáng và cần có ánh sáng để phát triển nhưng ánh sáng nhẹ. Không đủ ánh sáng cây phát triển chậm hơn. Chú ý che nắng gay gắt cho cây những ngày hè và nắng chiếu trực tiếp, cây dễ cháy lá.
- Về nước tưới: Cây ưa ẩm, bạn nên tưới nước cho cây khoảng 1 – 2 lần/tuần tùy vào thời tiết để đảm bảo độ ẩm của đất.
- Về đất trồng: Đất thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt.
- Nhiệt độ: Cây chịu khắc nghiệt ổn, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển từ 20-30 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho cây bị rụng lá, hay quá cao sẽ khiến cho cây chậm phát triển.
- Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình 60-80%.
- Phân bón: Cây yêu cầu dinh dưỡng thấp. Có thể bón phân hữu cơ hoặc nhả chậm, bón phân theo định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần. Vì khi trồng bạn đã bón một lượng đủ phân bón để cho cây có thể hấp thụ nên trong khoảng 6 tháng đầu bạn có thể hạn chế việc bón phân lại. Sau 2-3 năm thì giảm dần lượn phân bón cho cây.
- Sâu bệnh: Cây ít bị sâu bệnh, một số bệnh như rệp, bọ rầy, vàng lá, héo lá,… do các loại sâu bệnh tấn công. Để phòng ngừa thì bạn nên phun thuốc xịt rầy, bọ định kỳ 1 tháng 1 lần vào các tán lá của cây.
- Cắt tỉa: Chú ý thường xuyên tỉa lá cho cây, nên tỉa bỏ đi những chỗ lá quá rậm hay những cành là bị sâu hại. Việc này vừa giúp cho cây phát triển tốt vừa giúp cây có giá trị thẩm mỹ cao hơn.
- Tác động ngoại cảnh: Rễ cây Tuế khá yếu, nó không ăn sâu được vào trong đất chính vì thế mà bạn nên chú ý những ngày mưa bão hãy chống đỡ cây cẩn thận để không bị gãy đổ.
Ý kiến bạn đọc (0)