Cây tùng la hán – Tùng Vạn Niên


Là một trong 4 loài cây quý trong bộ tranh tứ quý Tùng-cúc-trúc-mai, Cây Tùng la hán ngoài mang đầy đủ ý nghĩa từ loài cây Tùng, nó còn mang lại nhiều giá trị rất tuyệt vời khác. Trước đây Tùng La Hán chỉ được trồng trong các nơi cao sang, quyền quý nhu cung điện, vườn cảnh của vua chúa, quan triều đình… để thể hiện sự quyền quý. Hiện nay, nó đã được phổ biến hơn đến mọi người dân và giá thành cũng vừa phải cho nhiều người có nhu cầu hơn.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây Tùng La Hán trong bài viết này nhé.

Xem thêm:

Cây Tùng La Hán bonsai
Cây Tùng La Hán bonsai

Đặc điểm của cây Tùng La Hán

Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus

Thuộc họ: Thông tre (Podocarpaceae)

Nguồn gốc: từ Nhật Bản và Trung Quốc.

Tên gọi khác: La Hán Tùng, Tùng Vạn Niên

  • Cây Tùng La Hán có 2 loại 1 loại lá ngắn và 1 loại lá dài. 
  • Tùng La Hán là cây dạng thân gỗ lớn, trồng trên đất, phân nhiều cành nhánh, cành thường mọc ngang khá dài, tán đều. Vỏ cây màu nâu xám, trên thân nhiều vết xù xì trông rất phong trần, sương gió. Trông cây gồ ghề, vững chắc nhưng thân cây lại là loại gỗ rất dẻo và dễ uốn nên dễ dàng tạo dáng bonsai.
Tùng la hán dáng cây đẹp, sức sống mãnh liệt
Tùng la hán được rất nhiều người yêu thích vì dáng cây đẹp, sức sống mãnh liệt
  • Lá của cây có hình giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới. Lá có tuổi thọ khá lâu, nếu ở điều kiện tốt trung bình 5 năm cây mới thay lá. Điều này lý giải phần nào vì sao cây được ví von cho sự trường thọ.
  • Hoa của nó có màu trắng, dạng nón, thường nở vào tháng 5.
  • Quả thường chín vào tháng 10, ăn được vị chua chua và thơm ngọt, hình dáng vô cùng độc đáo giống nhìn tượng La Hán chính vì vậy người ta đặt tên cho cây là Tùng La Hán.

Xem thêm:

Tùng la hán trang trí nhà rất sang trọng, quyền quý
Tùng la hán trang trí nhà rất sang trọng, quyền quý

Công dụng và ý nghĩa của cây Tùng La Hán

Công dụng

  • Công dụng về trang trí: Tùng La Hán có dáng rất đẹp, rất thích hợp để các nghệ nhân tạo dáng bonsai. Ngoài ra, người ta còn trồng Tùng La Hán trong các chậu cây mini, chậu cây nhỏ để trong nhà, hiên, hay văn phòng làm việc cũng rất bắt mắt và hấp dẫn. Ở ngoại thất, nó đem lại sự mát lành cho không gian sống, nên được trồng rất nhiều ở các đình chùa, các dinh thự hay các nhà lớn, vườn rộng cũng rất sang trọng và cao quý.
  • Tác dụng lọc khí: Cây có linh khí và tác dụng lọc khí rất tốt, nó ngăn cản những loại khí xấu, xua đuổi tà ma xâm nhập vào trong nhà, giúp cho không khí trong lành, đem lại bình yên.

Xem thêm:

Tùng la hán mang lại linh khí tốt, xua đuổi tà ma, đem đến những điều tốt lành
Tùng la hán mang lại linh khí tốt, xua đuổi tà ma, đem đến những điều tốt lành

Ý nghĩa phong thủy cây Tùng La Hán

  • Với sức sống mãnh liệt, chịu đựng được sự khắc nghiệt của trời đất, Tùng La Hán có thể sống đến cả nghìn năm tuổi nên được nhiều người yêu thích và cho rằng nó tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe dồi dào.
  • Ngoài ra, loài cây này được ví có tố chất khí phách của người anh hùng, uy nghi, bất khuất, hiêng ngang. Vì vậy, cây còn mang ý nghĩa của sự phồn vinh, giàu sang, thịnh vượng, mang may mắn đến cho người trồng.
    Cây tượng trưng cho sự trường thọ
    Cây tượng trưng cho sự trường thọ

Cách trồng và chăm sóc cây Tùng La Hán

Cách trồng

Cây có thể được trồng theo 3 phương pháp khác nhau là:

Gieo hạt, triết cành, tách bụi.

Trong đó triết cành phổ biến hơn cả.

Trồng Tùng La Hán đơn giản, tốn ít công chăm sóc
Trồng Tùng La Hán đơn giản, tốn ít công chăm sóc

Cách chăm sóc cây Tùng La Hán

Cây có sức sinh trưởng và phát triển rất tốt, cây khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Tuy vậy, để cây phát triển được bình thường và tươi tốt, cho nhiều hoa, chúng ta cần chú ý một vài điểm sau:

  • Ánh sáng: Tùng La Hán là cây ưa sáng, hoặc nửa bóng. Nói chung, cây có thể chịu được biên độ ánh sáng lớn, có thể để cây ngoài trời, cũng có thể sống được trong môi trường nửa bóng, máy lạnh. Tránh để cây thiếu ánh sáng lâu ngày, cây sẽ yếu, tán dài, dáng xấu, lá thưa hơn.
  • Đất: Đất trồng Tùng La Hán không cần có quá nhiều dưỡng chất, tuy nhiên trong giai đoạn phát triển đầu, nên bón phân cho cây hoặc đắp đất bùn ao cho cây.
  • Nhiệt độ: Cây ưa khí hậu ấm áp, chịu nóng tốt hơn lạnh.
  • Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình.
  • Nước: Cây chịu ngập úng kém, nên chú ý tưới vừa nước cho cây, thừa nước cây sẽ bị vàng, rụng lá. Nên tưới nước rửa bụi bẩn trên lá, thúc đẩy cho quá trình quang hợp của cây.
  • Gió: Nếu bạn để ý kỹ thì cây trong tự nhiên thường được mọc ở trên núi, cường độ gió lớn, nên yếu tố gió sẽ giúp cho lá cây được dày và khít, nếu thiếu gió, môi trường bí cây sẽ bị thưa lá và xấu.
  • Sâu bệnh thường gặp: tùng vạn niên thường gặp một số bệnh: trùng vỏ cứng, đốm lá, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ. Chú ý quan sát để phát hiện bệnh đặc biệt là mùa hè.
  • Cắt tỉa: Gốc và thân cây sinh trưởng chậm vì thế cần chú ý tỉa cành, cắt lá trên tán cây để cây đủ dinh dưỡng nuôi thân.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang