Rau má – Thành phần các chất, công dụng, những điều cần lưu ý


Rau má –  từ lâu đã trở thành thức uống cũng như loại rau rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Với nhiều công dụng cực hữu ích như giải nhiệt, ngăn ngừa viêm nhiễm… Nó được rất nhiều người đem trồng ngay tại vườn nhà để tiện sử dụng. Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về thành phần các chất có trong rau má cũng như tác dụng, công dụng của nó và những điều cần lưu ý khi sử dụng nhé

Tiếng Anh gọi là: Gotu Kola

Tên gọi khác của rau má: Lôi công thảo hay liên tiền thảo, tích tuyết thảo,

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban

Từ lâu rau má được người dân Việt Nam sử dụng với rấu nhiều công dụng như pha chế đồ uống (giải nhiệt, giải khát cũng như trị bệnh), rau sống để ăn kèm với một số món ăn (như thịt mèo), pha chế các bài thuốc trị bệnh…

.

Rau má
rau mà còn được gọi là liên tiền thảo

Xem thêm:

  1. Đặc điểm của rau má

Rau má thường mọc nơi ẩm mát, độ ẩm cao, mát mẻ.. Sức sống của nó và sức phát triển rất tốt khiến nó tồn tại được ở những nơi khắc nghiệt hơn những loài thân thảo khác.

Rau má có chừng 40 loài trong cùng chi. Chúng có nguồn gốc tại Úc, các đảo Thái Bình Dương, đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Lá cây hình tròn giống đồng xu, nối nhau, nên được gọi là liên tiền thảo.

Hoa rau má trắng, quả có màu nâu đen. Ở Việt Nam, rau má mọc hoang ở rất nhiều nơi, một số nơi đã chủ động trồng để làm rau, lấy lá ép để uống, rễ, thân cây làm thuốc…

Rau má
Cây trồng chậu rất hợp để bàn
  1. Thành phần các chất có trong Rau Má

Trong Rau má có chứa các chất: sterol, saponin (chất này cực tốt, thường thấy trong củ nhân sâm), beta carotene, alkaloid, saccharide, flavonol, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm.

Các loại vitamins B1, B2, B3, C, K…

Thành phần các chất có trong 100g dung dịch nước ép rau má:

4,5g cellulose; 1,8g tinh bột; 88,2g nước; 3,2g đạm; 3,7mg vitamin C; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 0,15mg vitamin B1; 1,3mg beta carotene…

rau má
Cây thường mọc hoang và phát triển rất nhanh
  1. Tác dụng, công dụng của rau má
  • Tốt cho máu và hệ tim mạch

Chất Saponin có trong rau má giúp giảm cholesterol xấu. Ngoài ra, trong rau má còn chứa nhiều sắt, giúp bồi bổ tái tạo máu cho cơ thể. Vitamin K giúp lưu thông và tuần hoàn máu tốt, giảm nguy cơ đột quỵ, sơ vữa động mạch.

  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Lượng vitamin C dồi dào và Saponin, đạm, vitamin B1 giúp cho cơ thể chống chịu lại những vi khuẩn có hại, các vết nhiễm trùng, loét, ký sinh trùng (các bệnh như zona, tả, lỵ, giang mai, cúm, lao, sán…)…

  • Giảm mệt mỏi, lo lắng, rối loạn tâm thần, Alzheimer và cải thiện trí nhớ
  • Tốt cho da, tăng tính đàn hồi cho da, giảm sẹo

Trong rau rất giàu vitamin C và E giúp da đàn hồi tốt hơn, sản xuất collagen giúp lành vết thương mau chóng, chống chọi lại những tác nhân xấu ảnh hưởng đến da. Người ta còn dùng rau để xóa các vết rạn da sau sinh.

Rau má
liên tiền thảo có nhiều công dụng tuyệt vời
  • Giải nhiệt, chống mụn nhọt, rôm sẩy
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Giúp giải độc cơ thể, mát gan
  • Giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày
  • Giúp ngừa thai, tăng cường ham muốn tình dục.
    Rau má giúp giải nhiệt
    Nước giúp giải nhiệt rất tốt
  1. Liều lượng sử dụng
  • Về Thời gian sử dụng:

Chỉ sử dụng tối đa trong 6 tuần trở lại theo khuyến cáo Học viện Y tế Hoa Kỳ.

  • Về liều lượng:

Chỉ nên dùng mỗi ngày 1 cốc nước rau má (tầm 40g) đối với người bình thường và 60-180mg đối với người bị tụ huyết hoặc tuần hoàn máu kém ở chân.

Với mỗi thể trạng khác nhau sẽ có liều lượng thay đổi cho phù hợp, tuy nhiên nếu dùng quá phải hỏi lại ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra.

Những nguy cơ có thể xảy ra ở đây là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở mục dưới đây:

Cây rau má

  1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng rau má

Như đã nêu vấn đề ở trên, nó rất tốt và nhiều công dụng, tuy nhiên phải đủ liều lượng và thời gian phù hợp, không nên quá lạm dụng. Các vấn đề thường gặp với rau má:

  • Rối loạn tiêu hóa: Rau má là loại rau bò lan mặt đất, nên bám rất nhiều vi khuẩn có hại, giun sán,… trên thân và lá cây. Vì vậy, chú ý tiệt trùng bằng ngâm muối hoặc thiết bị khử trùng khi sử dụng ăn sống. Ngoài ra, rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều hoặc trong lúc cơ thể suy nhược.
  • Không tốt cho bà bầu và thai nhi: Cây có tính phá huyết, và có những chất gây hành kinh ở phụ nữ, có khả năng dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, nó còn làm trễ kỳ kinh nguyệt, cũng như làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ.
Rau má
bà bầu tránh sử dụng rau má
  • Không tốt cho người bị Bệnh gan: Người bệnh gan ăn rau này có thể khiến tính trạng bệnh nặng hơn, tiến triển xấu.
  • Không khuyến khích sử dụng khi Phẫu thuật:Trước khi tiến hành phẫu thuật 2 tuần, tốt nhất là nên ngừng sử dụng. Vì nó gây ra tình trạng buồn ngủ nhiều, giảm hoạt tính của các loại thuốc khác.
rau má
Không tốt cho người bệnh gan

Chú ý: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể về bệnh khi muốn sử dụng loại cây này. Tránh những chất dị ứng với cơ thể đã từng bị có trong rau này.


Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang