Cây lưỡi hổ có độc không là câu hỏi mà khá nhiều bạn thắc mắc khi chọn loại cây này làm cây trang trí trong nhà. Trong bài viết về tác dụng của cây lưỡi hổ, Khu Vườn Xanh có nêu rõ cây lưỡi hổ có tác dụng trong y học cổ truyền để làm thuốc. Mặc dù có thể dùng làm thuốc nhưng cây lưỡi hổ thực ra lại là cây được y học cổ truyền đánh giá là có độc tính. Cụ thể ra sao hãy cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu ngay sau đây nhé.
- 6+ Điểm độc đáo về cây lưỡi hổ xanh
- Các loại cây lưỡi hổ phổ biến ở nước ta
- Các bệnh thường gặp của cây Lưỡi Hổ
- Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ
- Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào? Mệnh nào

Cây lưỡi hổ có độc không
Theo y học cổ truyền thì cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp là một cây có dược tính được dùng trong y học để trị một số bệnh thường gặp. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ cũng được đánh giá là cây có độc. Nếu ăn lá của cây lưỡi hổ có thể gây rồi loạn tiêu hóa, ngứa rát trong khoang miệng do dị ứng. Nhưng nếu chỉ tiếp xúc bên ngoài như chạm vào thân, lá hoặc dùng tay bóp nát lá lưỡi hổ thì cũng khó gây ra hiện tượng kích ứng da chứ không nói đến trúng độc.
Theo tìm hiểu từ Khu Vườn Xanh, có thể thấy rằng những trường hợp bị ngộ độc phải nhập viện do cây lưỡi hổ là không có. Theo giải thích từ những người trồng cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ mặc dù có độc tính nhưng nếu dính bên ngoài da sẽ không bị làm sao. Trường hợp trẻ em ăn phải lá cây lưỡi hổ dẫn đến ngộ độc cũng khó xảy ra vì lá cây lưỡi hổ không dễ ăn. Nếu trẻ em có bứt là cho vào miệng thì cũng nhè ra ngay và lượng độc tố ít ỏi ở lá cây không ảnh hưởng gì nhiều tới cơ thể.

Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Với những thông tin trên, có thể thấy rằng cây lưỡi hổ là cây cảnh có độc tố trong lá nhưng độc tố này khá nhẹ và gây ảnh hưởng ít đối với người lớn và trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bạn hoàn toàn có thể trồng cây lưỡi hổ ở trong nhà vì loại cây này có thể dùng làm cây trang trí, cây phong thủy và có cả tác dụng lọc không khí rất tốt.

Lời khuyên cho các bạn đó là khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà mà có trẻ nhỏ thì vẫn nên để cây xa tầm với của trẻ để tránh việc trẻ có thể bứt lá cho vào miệng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có thể nghịch ngợm làm rơi vỡ chậu trồng cây còn nguy hiểm hơn độc tố của cây. Vì thế, nếu có trẻ nhỏ tron nhà mà trẻ còn chưa ý thức được tốt thì nên để cây cảnh hay các vật dụng dễ vỡ khác xa tầm tay với của trẻ.
Ý kiến bạn đọc (0)