Cây Xạ Đen – đặc điểm và công dụng chính


Cây Xạ Đen từ lâu đã được dùng như một vị thuốc nam để điều trị các bệnh về gan như viêm gan, sơ gan hay cả mỡ máu… Đó mới chỉ là một phần công dụng của cây Xạ Đen mà chúng ta biết, ngày nay, với khoa học phát triển, có những công dụng tuyệt vời khác của nó đã được công bố.

Vậy cây Xạ Đen có đặc điểm gì, những công dụng ra sao? Hãy cùng Khu Vườn Xanh khám phá trong bài viết này nhé.

Xem thêm:

Đặc điểm cây xạ đen

Tên gọi khác: cây dây gối, quả nâu, dân tộc Mường gọi là cây ung thư

Tên khoa học: là Celastrus hindsu Benth.

Vì sao lại gọi là xạ đen : Khi chặt cành hoặc thân cây này thì có một ít nhựa màu đen chảy ra vì vậy gọi là Xạ Đen

Thân cây có dạng dây, chiều dài từ 3-10m, cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Lá Xạ Đen khá giống lá chè nhưng to và dài hơn.

Cây xạ đen thường mọc ở độ cao trên 1.000 – 1.500 m,

Phân bố: chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, rừng quốc gia Cúc Phương, rưng quốc gia Ba Vì, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai…

Cây Xạ Đen
Cây Xạ Đen

Xạ đen có mấy loại?

Thực chất, Xạ Đen có một loại duy nhất. Tuy nhiên về cây xạ thì chia làm 4 loại, xạ đen, xạ vàng, xạ trắng và xạ đỏ. Tuy nhiên, xét về công dụng, ba loại kia công dụng không có như Xạ Đen.

Nhận biết:

  • Ta có thể nhận biết dễ nhất qua lá của cây xạ. Lá của Xạ Đen có màu đỏ tía như màu lá tía tô khi còn non, xanh dần và chuyển đậm khi trưởng thành và dầy hơn, có răng cưa. Các giống xạ khác thì lá mỏng, màu cũng khác.
  • Nhựa ở lá và thân cây Xạ đen khi vò ra có màu đen.
Phân biệt Xạ Đen với Xạ khác
Phân biệt Xạ Đen với Xạ khác

Mùa vụ, thu hoạch

Từ tháng 1 đến tháng 8 cây Xạ Đen phát triển mạnh, sau đó tháng 9 bắt đầu ra hoa và cho quả vào tháng 10.

Xạ Đen thường được thu hái lá quanh năm. Người ta thường để đến tháng 9 và tháng 10 làm vụ thu hoạch chính. Tuy nhiên với thân cây xạ đen thì 2 đến 3 năm mới thu hoạch một lần vào tháng 10.

Mùa thu hoạch chính là tháng 9 và tháng 10 hàng năm
Mùa thu hoạch chính là tháng 9 và tháng 10 hàng năm

Các công dụng chính của Xạ Đen

Thành phần các chất có trong Cây Xạ Đen 

Trong thành phần của xạ đen có rất nhiều hoạt chất như các polyphenol, acid amin, triterpenoid, tanin, flavonoid, cyanoglycosid, đường khử. 

Cây Xạ đen hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Trong Xạ Đen có chứa hợp chất Flavonoid – một loại chất có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó ngăn ngừa các gốc tự do trong cơ thể nên dùng để điều trị và phòng tạo khối u rất hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen.

Xạ đen hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư
Xạ đen hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ

Uống nước sắc Xạ Đen hàng ngày với liều lượng vừa đủ sẽ giảm lượng mỡ máu, gan nhiễm mỡ sẽ được cải thiện đáng kể.

Điều trị xơ gan, men gan cao, viêm gan

Từ lâu Xạ Đen vẫn được giới y học đánh giá là một loại cây điều trị mang lại hiệu quả rất tốt đối các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cũng công hiệu, mà còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm nhiễm

Trong Xạ Đen có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh nên nó có tính chống viêm nhiễm, tăng sức đề kháng rất tốt, nhất là người già.

Trị chứng mất ngủ

Xạ Đen có chứa các chất giúp an thần, do đó, người ta vẫn dùng xạ đen như một phương thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh mất ngủ.

Điều trị mụn nhọt, lở ngứa

Xạ Đen có tính mát, giúp giải nhiệt cơ thể, giảm bớt mụn nhọt. Ngoài ra nó tăng sức đề kháng rất tốt, tránh đươc viêm nhiễm, lở ngứa.

Cây xạ đen điều trị bệnh cao huyết áp

Cây chứa nhiều hợp chất giúp giảm mỡ máu, giúp khí huyết lưu thông tốt, từ đó tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.

Cây xạ đen điều trị bệnh tiểu đường

Loài cây đặc biệt này còn có công dụng nữa cũng rất ổn trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Thân và lá Xạ đen khô
Thân và lá Xạ đen khô

Những điều cần lưu ý khi sử dụng

Xạ đen với những công dụng hết sức tuyệt vời và hữu ích là thế, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa một số tác dụng phụ đối với cơ thể nếu như chúng ta sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng. Cụ thể như sau:

  • Gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu nếu lạm dụng dùng quá nhiều, liều lượng.
  • Có thể bị hỏng dẫn đến đầy bụng, đi ngoài nếu để qua đêm.
  • Cây có tác dụng an thần, do đó, hạn chế sử dụng quá nhiều vào buổi sáng, sẽ gây buồn ngủ và mất độ tỉnh táo trong công việc.
  • Có thể gây tác dụng phụ ở những người bị khối u, khiến bệnh nhân căng thẳng mệt mỏi và các cơn đau trầm trọng hơn. Khi thấy hiện tượng này, cần ngưng dùng thuốc.

© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang