Cây Hạnh Phúc – Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy


Cây Hạnh Phúc là một loài cây đẹp mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Cây mang đến hạnh phúc, niềm vui, sức khỏe cho gia chủ nên nó mới có cái tên đẹp như vậy…

Hiện nay, cây là một trong những cây được ưa chuộng nhiều nhất trong giới décor, trang trí văn phòng và gia đình hiện đại.

Cây có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với nhiều vị trí và có rất nhiều công dụng hữu ích, vì thế mà giới văn phòng, những người yêu cây xanh, phong thủy cũng đều muốn sở hữu riêng cho mình một cây hạnh phúc.

Cùng Khu Vườn Xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.

 

Đặc điểm của cây hạnh phúc

Là cây cảnh để bàn thân gỗ với kích thước khá nhỏ bé chỉ từ 20 cm – 30cm. Cây có những tán lá xanh tốt, màu xanh của niềm tin và hy vọng.

Cây thuộc cây thân gỗ, lá lớn, cuốn lá dài có bẹ ôm thân ở gốc, màu xanh và bóng ở mặt trên. Hoa mọc thành cụm, cuống hoa mọc từ đỉnh cây có chiều dài 25 -30cm, cụm hoa xếp dài hình nón giống như chiếc đuôi chồn. Thật ra, hoa có màu trắng mọc ở kẽ lá bắc cao 5 cm; đài cao 2,5 cm, tràng có ống cao, nhị lép cao 1,5 cm.

Cây hạnh phúc hoa màu tím giống hoa khế
Cây hạnh phúc hoa màu tím giống hoa khế

Hạnh Phúc là một trong những cây được ưa chuộng ở Việt Nam có tên khoa học là Heteropanax Chinensis là chi thực vật có hoa trong họ Araliaceae còn gọi là họ Nhân Sâm tương tự giống với cây Ngũ Gia Bì.

Vị trí đặt cây hạnh phúc:

Vì là loài cây mang ý nghĩa hạnh phúc, ngày nay cây không chỉ được trồng trong phạm vi nhà ở mà còn được dùng trang trí không gian công cộng như siêu thị, công viên, sân bay…

Cây cũng rất thích hợp trồng trong văn phòng, ở những nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát. Bạn cũng có thể đặt chúng ở hành lang, trong phòng ngay cạnh cửa sổ… nơi bạn có thể nhìn ngắm và chăm sóc mỗi ngày. Cái tên ý nghĩa của cây đem lại cho người sở hữu và những người xung quanh cảm giác ấm áp và kết nối với nhau.

Không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả những nước như Nhật Bản và Trung Quốc cũng rất chuộng loại cây này.

Chậu cây Hạnh Phúc trang trí
Chậu cây dùng trong trang trí

Ý nghĩa phong thủy của cây hạnh phúc

Hạnh Phúc toát ra ý nghĩa từ tên gọi. Cây là biểu tượng của hạnh phúc, sự viên mãn, đầm ấm. Cây toát ra ý nghĩa từ hình dáng cây to cao, vững chãi cùng với kết cấu lá hình trái tim.

Bên cạnh ý nghĩa về hạnh phúc, thứ mà con người vẫn luôn tìm kiếm trong cuộc sống thì Hạnh Phúc còn tạo nên sự sang trọng, uy nghiêm, tạo vận khí tốt cho gia chủ.

Hạnh phúc để bàn
Hạnh phúc để bàn

Ý nghĩa trong cuộc sống: Những tán lá luôn xanh tươi mang đến một không gian xanh mát, điều hòa không khí, làm cho môi trường trở nên trong lành hơn… Cây còn giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy bình an, thư thái, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Tác dụng của cây hạnh phúc là gì?

Ngoài tác dụng làm đẹp không gian cây còn được trồng để trang trí và làm tăng sự sung túc, hạnh phúc cho gia đình. Ngoài ra, cây còn có tác dụng để thanh lọc không khí, đem lại một môi trường sống và làm việc tốt nhất.

Công dụng chính của cây là để tạo điểm nhấn và độc đáo cho nơi ở, giúp không gian xanh tươi và gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng làm quà tặng sinh nhật, họp mặt, ra mắt, làm quà khai trương, quà kỷ niệm, quà chúc thọ…v.v

Chậu cây hạnh phúc bonsai để bàn
Chậu cây hạnh phúc bonsai để bàn

Kỹ thuật chăm sóc cây hạnh phúc đúng cách

Thuộc loại cây thân gỗ nên cây sống rất lâu và bền, cây dễ sống và dễ chăm sóc có thể thích nghi với điều kiện môi trường máy lạnh.

Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Khi giâm cành đã sinh rễ thì tiến hành cưa tách khỏi cây mẹ và trồng vào chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất vườn.

Khi cưa cần thao tác dứt khoát và nhanh chóng, hạn chế thấp nhất sự tổn thương đến cây mẹ. Trường hợp trồng cây trong chậu cần chú ý hạn chế chiều cao cây khi giâm cành. Đường kính cây phải đạt từ 10 – 12 cm.

Muốn Cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần chăm sóc cây theo quy trình, tuân thủ đúng chế độ ánh sáng, nước tưới và phân bón cho cây, cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 – 25 đô C. Tránh để cây ở nhiệt độ >40 độ C cây sẽ bị héo lá, thân mất nước có thể dẫn đến chết cây.
  • Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng, tuy nhiên khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng bình thường.

Bản chất cây rất thích nắng, ánh nắng buổi sáng đến 8h và sau 17h là ánh nắng lý tưởng, hoặc dùng lưới che bớt 30% ánh sáng khi để ngoài trời, cây để trong nhà nên để ở hiên, dưới bóng điện, nơi thoáng mát.

  • Nước:Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây từ 70 – 90 % khối lượng cây. Tùy vào đều kiện môi trường đặt cây mà ta cân đối nước tưới, thường cây để trong môi trường văn phòng thì 1 tuần ta tưới 1 lần hoặc ta để ý khi đất chuyển sang khô thì để thêm khoảng 2 – 3 ngày cho đất khô hẳn rồi ta mới tưới tiếp mỗi lần chỉ cần tưới ẩm đất.

Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây (quang hợp, hô hấp…). Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại, úng thân. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây.

  • Đất trồng:Nên chọn loại đất trồng thoáng khí, tơi xốp, có khả năng thoát nước cao để thích hợp với các chậu cây để bàn.

Xem thêm:

 


Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang