Cây Lộc Vừng – Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy


Cây Lộc Vừng từ xưa đã thuộc vào hàng tứ quý cảnh: “sanh, sung, tùng, lộc”. Có thể nói, trong 4 loại tứ quý cảnh kia thì Lộc Vừng nhỉnh hơn về mặt ưu ái và được nhiều người chuộng hơn. Rất dễ dàng để nhìn thấy nó trong các hiên nhà, vườn, hay các nơi trồng cây cảnh trang trí ở bên ngoài.

Lộc Vừng còn nằm trong “bộ tam đa sinh vật cảnh”: Vạn tuế tượng trưng cho trường thọ, Sung tượng trưng cho sung túc, no đủ, phúc lành, còn Lộc Vừng đại diện cho tài lộc, may mắn.

Trong bài viết này, Khu Vườn Xanh sẽ chỉ ra một vài đặc điểm cốt lõi, công dụng và ý nghĩa phong thủy của loài cây này, các bạn cùng tham khảo nhé.

Lộc Vừng còn làm bonsai
Lộc Vừng còn làm bonsai

Xem thêm: 

Đặc điểm cây Lộc Vừng

Cây Lộc Vừng có gốc, thân và hoa thõng dài thành từng dây rủ xuống rất đẹp và đặc biệt. Là loài thân gỗ lâu năm, lộc vừng có thể thích hợp với nhiều kiểu đất trồng và khí hậu khác nhau.

Lộc Vừng có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan… Ở Việt Nam, Lộc Vừng được trồng ở rất nhiêu nơi, từ cơ quan, nhà riêng, vườn, đến các công trình cây xanh trang trí công cộng.

Cây có thể cao đến 15-20m, gốc có thể đến 40-50cm, cây càng lâu năm thì lớp vỏ ngoài càng sần sùi và lớp vỏ nứt theo các kiểu khác nhau, thịt vỏ đỏ hồng, nhiều xơ có dịch đỏ, vỏ lụa trắng vàng. Cây có cành nhánh nhiều, tán lá rộng. Đặc biệt, cây có thể tỉa, cắt thành các dáng cổ thụm bonsai rất bắt mắt.

Chậu Cây Lộc Vừng trang trí ngoại thất
Chậu Lộc Vừng trang trí ngoại thất

Cây lộc vừng có lá mọc cách, thuôn dài và to, hình bầu dục, về phía cuống sẽ thót dần. Lá màu xanh lục, lúc mới nhú lộc, lá màu nâu đỏ, khá đẹp và tạo cảm giác tràn trề sức sống.

Hoa lộc vừng thường nhỏ, màu đỏ, mùi Hương thoang thoảng. Hoa mọc bắt đầu từ đầu cành, rũ xuống thành dây, có khi chạm đất, các hoa sẽ mọc bung từ dải dây này. Hoa thường dài 6-10cm. Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu vàng nâu, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng. Hạt không nhiều, chìm trong thịt.

Cây Lộc Vừng có sức sống rất tốt, có thể chịu được khí hậu lạnh và nóng, thích hợp với nhiều loại đất. Cây ưa sáng, sức chịu hạn và ngập úng cũng khá tốt.

Công dụng của cây lộc vừng

Chữa đau răng

Quả Lộc Vừng xanh dã ra, ngâm rượu 1 tháng rồi đem ngậm sẽ giúp giảm bớt đau răng.

Chữa bệnh trĩ

Dùng lá lộc vừng, rửa sạch, ngâm qua nước muối. Tối trước khi đi ngủ thì nhai nuốt nước, bã đắp vào hậu môn, bang gạc lại chừng 15 phút rồi rửa lại. Làm liên tục 7-10 ngày.

Cây lộc vừng giải nhiệt, hạ sốt

Dùng rễ lộc vừng rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi luôn, sắc lấy nước uống, vừa giải nhiệt, hạ sốt, vừa kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho.

Cây Lộc Vừng làm rau ăn và chữa lỵ

Lá lộc vừng vừa có tác dụng chữa lỵ, vừa có thể làm rau ăn giống như lá sung.

Chữa chàm

Lấy quả lộc vừng xanh, giã lấy nước bôi lên vết chàm.

Hoa Lộc Vừng rủ xuồng thành từng dây
Hoa Lộc Vừng rủ xuồng thành từng dây

Ngoài các công dụng trên, Cây Lộc Vừng còn có công dụng khác như chữa tả, cảm lạnh, tiêu chảy… Về phương diện Tây Y, Lộc Vừng cũng có công dụng chống viêm. Chiết xuất của hạt lộc vừng có thể ngăn ngừa ung thư, chiết suất trong vỏ và hạt cũng có công dụng chống lại nấm, và giảm đau hiệu quả.

Ý nghĩa phong thủy của cây Lộc Vừng

Với dáng cây cổ thụ, sần sùi, hoa đỏ rũ xuống như những cành lộc tỏa hương nhè nhẹ, Lộc Vừng thực sự được nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Người ta trồng cây Lộc Vừng với hy vọng mang về nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.

Theo dân gian, gốc cây lộc vừng càng to, thể hiện cho ý chí càng kiên định, khó lay chuyển. Tuổi thọ và sức sống tuyệt vời của Lộc Vừng tượng trưng cho trường thọ, bách niên giai lão và sức khỏe dồi dào.

Cây Lộc Vừng tại bờ hồ Hoàn Kiếm
Lộc Vừng tại bờ hồ Hoàn Kiếm

Hoa lộc vừng nhỏ tượng trưng cho những tài lộc kéo đến nhà, tuy nhỏ nhưng nhiều. Hơn nữa, màu hoa đỏ, tươi sáng còn được người ta ví như hỷ sự, nên thường được dùng làm quà biếu hay mua sắm khi lên nhà mới, khai trương công ty…với hy vọng ăn lên làm ra, hưng thịnh và phát đạt.

Lộc Vừng đại diện cho năng lượng Dương cho ngôi nhà, vì thế người ta trồng lộc vừng đôi khi cũng có công dụng đuổi tà khí, đem lại sức sống cho gia đình.


© 2019 Khuvuonxanh.net. Thiết kế Website bởi MCOM.
Quay lại đầu trang