Cây lưỡi hổ là cây cảnh được khá nhiều người yêu thích. Ngoài tác dụng làm cảnh thì cây lưỡi hổ còn là cây phong thủy có tác dụng trừ tà nên cũng được dùng để bố trí trong nhà giúp cải thiện phong thủy cho ngôi nhà. Một tác dụng khác của cây lưỡi hổ mà ít người để ý tới chính là công dụng chữa bệnh. Trong bài viết này, Khu Vườn Xanh sẽ giúp các bạn biết cây lưỡi hổ trị bệnh gì và một vài lưu ý khi dùng cây lưỡi hổ để chữa bệnh.
- Tác hại của cây lưỡi hổ là gì
- Cây lưỡi hổ thủy sinh, vài lưu ý khi trồng
- Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không
- Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy
- Cây lưỡi hổ để trong phòng ngủ có tốt không
Cây lưỡi hổ trị bệnh gì
Cây lưỡi hổ không chỉ là cây cảnh, cây phong thủy mà nó còn là cây thuốc được dùng trong Đông Y. Theo y học cổ truyền, cây lưỡi hổ là cây có vị chua, tính mát và được quy vào kinh Phế có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ thối mục sinh cơ. Một số công dụng chữa bệnh từ cây lưỡi hổ có thể kể ra như:
- Cây lưỡi hổ chữa viêm họng, ho, khàn tiếng
- Cây lưỡi hổ chữa viêm tai giữa có chảy mủ
- Cây lưỡi hổ chữa bỏng
- Cây lưỡi hổ chữa viêm da
- Cây lưỡi hổ chữa viêm loét dạ dày
- Cây lưỡi hổ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
- Cây lưỡi hổ hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
- Cây lưỡi hổ chữa chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu
- Cây lưỡi hổ giúp làm dịu các cơn suyễn
- Cây lưỡi hổ chữa hôi miệng
- Cây lưỡi hổ chữa sâu răng, giảm tình trạng chảy máu chân răng
Vài lưu ý khi dùng cây lưỡi hổ chữa bệnh
Khi dùng cây lưỡi hổ để chữa bệnh các bạn cần lưu ý không nên tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn từ các bác sĩ đông y. Mỗi người đều có thể trạng khác nhau nên cây lưỡi hổ dùng cho mỗi người cũng cần có liều lượng và cách dùng thích hợp. Nếu bạn tự ý sử dụng theo các hướng dẫn trên internet thì có thể gặp phải các tình huống không mong muốn. Đây cũng là lý do Khu Vườn Xanh không đưa ra các bài thuốc liên quan đến cây lưỡi hổ mà chỉ đưa ra tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ mà thôi.
Một lưu ý khác khi sử dụng cây lưỡi hổ đó là loại cây này có độc. Nếu sử dụng hợp lý thì nó có thể chữa bệnh, nếu không sử dụng hợp lý thì có thể dẫn đến ngộ độc. Các bạn lưu ý trường hợp ngộ độc từ cây lưỡi hổ khác với rối loạn tiêu hóa. Khi nhai nuốt lá cây lưỡi hổ trực tiếp có thể khiến cơ thể bị trúng độc và có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, đi ngoài, đây là do độc tố của cây lưỡi hổ gây ra. Còn trường hợp bạn bị rối loạn tiêu hóa sẽ chỉ bị đau bụng, buồn nôn, đi ngoài chứ không bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh như chóng mặt, đau đầu.
Như vậy, với những thông tin trên, có thể thấy cây lưỡi hổ là cây thuốc có khả năng chữa bệnh như viêm họng, ho, khàn tiếng, viêm tai giữa có chảy mủ, chữa bỏng rát, chữa viêm da, chữa viêm loét dạ dày, điều trị bệnh sỏi thận, điều trị các bệnh về tiêu hóa, chữa chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, giúp làm dịu các cơn suyễn, chữa hôi miệng, chữa sâu răng, giảm tình trạng chảy máu chân răng. Lưu ý là bạn không nên tự ý dùng cây lưỡi hổ để chữa bệnh vì lá cây có chứa độc tố. Nếu bạn dùng không đúng cách có thể khiến cơ thể bị trúng độc gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài.
Ý kiến bạn đọc (0)